Phụ kiện cầu trục bao gồm những thiết bị, linh kiện được sử dụng để tăng cường độ an toàn hoặc hỗ trợ chức năng của cầu trục, pa lăng trên cầu trục trong quá trình vận hành cầu trục. Để sử dụng cầu trục với hiệu suất tối ưu và phù hợp với mục đích, nhu cầu tùy theo ứng dụng mà đơn vị sử dụng và người vận hành mong muốn. Mời quý vị và các bạn cùng SHM tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm phụ kiện, linh kiện cần thiết dùng cho cầu trục. Nhằm giúp quý vị và các bạn có thể hiểu rõ hơn, để kiểm soát được các thành phần phụ kiện, phụ tùng của cầu trục trong quá trình sử dụng, thay thế và bảo dưỡng sau này.
1. Phụ kiện cầu trục gồm những thiết bị và phụ tùng nào ?
Hiện nay, linh kiện cầu trục gồm một số loại thiết bị, linh kiện có thể kể đến như:
-
Bánh xe cầu trục
-
Phanh thủy lực và má phanh thủy lực
-
Dầm biên cầu trục
-
Motor dầm biên/động cơ dầm biên/động cơ cầu trục
-
Chổi tiếp điện cầu trục
-
Ray điện an toàn cầu trục (Ray điện hộp kín)
-
Điều khiển cầu trục (tay điều khiển và tay điều khiển từ xa)
-
Tủ điện
-
Cáp cầu trục
-
Thiết bị cảnh báo quá tải cầu trục (cảnh báo giới hạn tải trọng cầu trục)
-
Bố thắng cầu trục (cụm phanh pa lăng/ phanh palang).
Và còn nhiều phụ kiện, linh kiện khác mà SHM sẽ đề cập và cập nhật trong danh mục phụ kiện cầu trục này.
2. Các phụ kiện trên cầu trục
Để giúp quý vị và các bạn có thể phân loại cụ thể, chi tiết những phụ kiện cầu trục mà quý vị và các bạn muốn tìm hiểu trong quá trình vận hành và sử dụng cầu trục. SHM xin tổng hợp lại một số phụ tùng, linh kiện theo chức năng và vị trí lắp đặt dựa trên cấu tạo cầu trục như sau:
2.1. Thiết bị nâng hạ trên cầu trục
Đối với phần thiết bị nâng hạ trên cầu trục sẽ có những thành phần phụ tùng chính như:
2.1.1. Móc cẩu pa lăng
Móc cẩu palang hay móc treo pa lăng là phụ kiện chuyên dùng để móc vào các thiết bị, máy móc,...cần nâng hạ, di chuyển bằng xe con, động cơ nâng hạ và pa lăng trên cầu trục, cổng trục.
Móc cẩu có nhiều loại tùy theo tải trọng của pa lăng và động cơ nâng (đối với pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện) mà ta có thể lựa chọn loại móc cẩu phù hợp, chẳng hạn như:
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 1 tấn,
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 2 tấn,
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 3 tấn,
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 5 tấn,
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 7.5 tấn,
-
Móc cẩu cho pa lăng cáp 10 tấn.
Móc cẩu pa lăng theo tải trọng nâng
2.1.2. Puly - ròng rọc cẩu trục
Puly - ròng rọc là một thiết bị gồm một hoặc nhiều bánh xe có rãnh để đai dây cáp chạy qua. Khi cáp di chuyển, puly sẽ quay theo, giúp giảm lực kéo cần thiết để nâng tải trọng lớn. Các loại puly thường được làm bằng vật liệu chịu lực cao như thép, hợp kim nhôm để đảm bảo độ bền.
2.1.3. Dây cáp cầu trục
Dây cáp cầu trục hay dây cáp nâng hạ trên động cơ cầu trục là dây có chức năng nâng hạ chính, đòi hỏi dây phải có khả năng chịu lực liên tục và chịu tải trọng lớn trong thời gian dài với tần suất liên tục.
Dây cáp nâng hạ cầu trục thường có hai loại chính tùy theo loại pa lăng:
-
Cáp thép (dùng cho pa lăng cáp điện): dây cáp thép cầu trục được làm từ các sợi thép bện thành. Đảm bảo độ chắc chắn và khả năng chịu lực.
-
Xích tải: dùng cho hệ pa lăng xích điện hoặc pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay.
Dưới đây là một số hình ảnh về các dòng cáp chịu lực theo từng dòng pa lăng điện mà quý vị và các bạn có thể tham khảo
Pa lăng tời điện dùng cáp thép
Pa lăng xich điện thương hiệu Kawasaki
2.2. Hệ thống khung dầm cầu trục
Hệ thống khung dầm cầu trục có một số phụ kiện và phụ tùng quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng vận hành của cầu trục như:
2.2.1. Động cơ dầm biên cầu trục
Động cơ dầm biên hay còn gọi là motor dầm biên là động cơ cầu trục, một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống cầu trục, cổng trục. Động cơ cầu trục lắp trong dầm biên dùng để di chuyển cầu trục chạy dọc theo đường ray chạy trong nhà xưởng, khu vực hoạt động của cầu trục.
Hiện nay, trên thị trường có các dòng động cơ cầu trục phổ biến theo nguồn gốc xuất xứ như:
-
Động cơ cầu trục Hàn Quốc
-
Động cơ cầu trục Trung Quốc
-
Động cơ cầu trục Nhật Bản
Động cơ cầu trục Hàn Quốc - thương hiệu Sungdo
2.2.2. Dầm biên cầu trục
Dầm biên cầu trục hay dầm đầu cầu trục là bộ phần giúp cầu trục di chuyển dọc theo khung dầm được thiết kế cho cầu trục (thường là chạy dọc theo khung nhà xưởng).
Chân chạy cẩu trục thường có các kích thước từ 1,2m, 1,5m, 2m cho cầu trục tải trọng 1 tấn đến 5 tấn gồm kết cấu thép, bánh xe cầu trục, động cơ di chuyển và giảm chấn cao su.
Dầm biên cầu trục với bánh xe bên trong giúp cầu trục di chuyển dọc theo đường ray
2.2.3. Con lăn treo cáp dầm I
Con lăn treo cáp dầm chữ I hay con lăn treo cáp điện thường được dùng để treo cáp điện tròn hoặc cáp điện dẹt trên hệ thống cấp điện cho động cơ của pa lăng, động cơ di chuyển dầm.
Con lăn treo cáp dầm chữ I lắp trên ray phụ của hệ thống monorail
2.2.4. Bánh xe cầu trục
Bánh xe cầu trục hay bánh xe di chuyển cầu trục là một phụ tùng quan trọng trong cơ cấu giúp cầu trục có thể di chuyển. Bánh xe cầu trục có tính ảnh hưởng cao tới chất lượng vận hành và tuổi đời hoạt động của cầu trục.
Bánh xe cầu trục lắp trong dầm biên giúp cầu trục di chuyển trên đường ray trong nhà xưởng
2.3. Các phụ kiện đảm bảo an toàn khi vận hành cầu trục
Dưới đây là một số phụ tùng, phụ kiện giúp cảnh báo, đảm bảo an toàn cho cầu trục và người vận hành cầu trục trong quá trình thao tác, sử dụng cầu trục như:
2.3.1. Cảm biến trọng lượng cho tời cầu trục (loadcell)
Cảm biến trọng lượng được sử dụng cho tời nâng, xe con (chạy trên dầm chính) của cầu trục. Đây là thiết bị không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho cầu trục, cổng trục cũng như người vận hành bằng cách cảnh báo bằng còi kêu liên tục hoặc thậm chí ngắt quá trình nâng khi nâng quá số lượng so với tải trọng cho phép.
2.3.2. Cảnh báo quá tải cho pa lăng
Cảnh báo quá tải cho palang (hay còn gọi là thiết bị chống quá tải cầu trục) là thiết bị được sử dụng để đảo bảo an toàn cho cầu trục, cổng trục. Trong trường hợp pa lăng nâng quá tải trọng cho phép, hệ thống sẽ hiển thị số kilogram (kg) mà pa lăng đang chịu tải và phát đi cảnh báo bằng tiếng kêu, đèn nháy. Khi này, thiết bị sẽ không thể nâng lên tiếp mà chỉ hạ xuống được.
Một loại cảnh báo quá tải cho pa lăng xuất xứ Trung Quốc
2.3.3. Cụm phanh palang cầu trục
Cụm phanh pa lăng hay bố thắng cầu trục, bố thắng máy tời, bố thắng phanh là phụ tùng giúp pa lăng phanh, hãm tốc trong quá trình vận hành (tránh hiện tượng trôi tải) hoặc khi ngắt điện đột ngột (do mất điện). Phanh điện từ cầu trục được lắp ở đuôi động cơ tại dải tốc độ cao.
Cụm phanh điện từ cho pa lăng cầu trục
2.3.4. Cuộn hút phanh cầu trục
Cuộn hút phanh cầu trục là linh kiện khấu hao của cầu trục trong quá trình sử dụng. Tác dụng của cuộn hút phanh cầu trục được thiết kế để luôn ở trạng thái đóng (khi không vận hành cầu trục, không có dòng điện cấp qua), đảm bảo an toàn tối đa, tránh hiện tượng trôi tự do. Khi đóng điện, cuộn hút sẽ mở phanh, cho phép hệ thống cầu trục hoạt động.
Cuộn hút phanh cầu trục
2.4. Các phụ tùng, linh kiện cho hệ thống điện cầu trục
Trong cấu tạo của hệ điện cầu trục bao gồm nhiều thành phần, có thể kể đến như:
2.4.1. Hệ cấp điện máng C
Hệ thống điện máng C cầu trục là hệ thống cấp nguồn điện kiểu sâu đo cáp dẹt và thường (Festoon Cable) lắp đặt cho hệ thống dẫn điện chạy ngang của hệ thống cầu trục, cổng trục, monorail.
Cận cảnh hệ cấp điện máng C được lắp trên cầu trục
Hệ cấp điện máng C lắp đặt trên cầu trục
2.4.2. Chổi tiếp điện
Chổi tiếp điện (hay còn gọi là chổi lấy điện, tay lấy điện) cho cầu trục, là phụ kiện dùng để truyền tải nguồn điện từ ray điện an toàn để cung cấp cho động cơ cầu trục hoạt động.
Chổi tiếp điện lắp trên ray điện an toàn của cầu trục
2.4.3. Hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn
Hệ thống ray dẫn điện an toàn cho cầu trục (tiếng Anh: Bus bar hay trolley bar) theo pha điện sử dụng. Hiện nay, ray điện an toàn cho cầu trục được chia làm các loại pha phổ biến như:
-
Ray điện 1P
-
Ray điện 3P
-
Ray điện 4P
-
Ray điện 6P
Ngoài ra, ray điện an toàn chuyên dùng cho cầu trục còn được phân loại cụ thể theo cường độ dòng điện từng pha.
Hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn theo pha trên cầu trục
2.4.4. Ray điện hộp kín
Ray điện hộp kín có tính chất đảm bảo an toàn giống như ray điện thông thường trên cầu trục. Bên trong ray điện hộp kín có 4 dây pha dẫn điện độc lập, được thiết kế để lắp chổi điện có bánh lăn đi kèm, có thể gắn và di chuyển dễ dàng trên ray điện.
Ray hộp điện kín lắp cho cầu trục, chạy song song dưới hệ ray điện an toàn
2.4.5. Cáp dẹt cầu trục
Dây cáp điện chuyên dụng cấp điện động lực và điều khiển cho cầu trục, cổng trục và các thiết bị nâng hạ trong nhà xưởng, nhà máy,vv.
Cáp điện dẹt lắp trên cầu trục
2.5. Các linh kiện và phụ tùng hỗ trợ điều khiển cầu trục
Để có thể điều khiển cầu trục chắc chắn không thể thiếu các loại điều khiển cầu trục. Hiện nay, có hai loại điều khiển cầu trục phổ biến là: tay bấm điều khiển liền dây và điều khiển từ xa (remote) cầu trục. Và hiển nhiên, việc lựa chọn điều khiển từ xa sẽ được nhiều đơn vị ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, điều khiển tay bấm liền dây vẫn là một phương án dự phòng an toàn trong trường hợp có sự cố với remote.
Ngoài ra, để điều khiển cầu trục, ta cũng có thể sử dụng tay trang điều khiển trên bảng điều khiển trong buồng điều khiển (nếu có lắp đặt buồng điều khiển).
2.5.1. Tay bấm điều khiển
Hiện nay, tay bấm điều khiển cầu trục, pa lăng, tời điện dòng ba pha 380V chủ yếu có loại thiết kế 6 nút trở lên, được chia theo cấp tốc độ gồm: loại 1 cấp tốc độ và loại 2 cấp tốc độ.
2.5.2. Điều khiển từ xa
Hiện nay, các dòng điều khiển cầu trục từ xa trên thị trường tương đối phong phú về kiểu dáng và xuất xứ, giá thành.
Điều khiển từ xa của Trung Quốc
Đối với những loại remote xuất xứ từ Trung Quốc phổ biến nhất là dòng điều khiển của thương hiệu Telecrane. Với loại điều khiển từ xa TELECRANE F24-60 dùng nút Joystick nhỏ.
Bộ điều khiển F24-60 - điều khiển cầu trục từ xa thương hiệu TELECRANE - Trung Quốc
Điều khiển từ xa của Đài Loan
Được đánh giá về chất lượng tốt hơn so với người đồng môn Trung Quốc. Điều khiển cầu trục từ xa của Đài Loan có độ bền cơ học và điện tốt. Thương hiệu điều khiển cầu trục từ xa có xuất xứ từ Đài Loan điển hình là JUUKO
Điều khiển cầu trục từ xa của JUUKO Đài Loan - dòng K600
Điều khiển từ xa của Hàn Quốc
Tại Việt Nam, những công trình, dự án có vốn chủ đầu tư Hàn Quốc hoặc quan trọng về chất lượng thường được ưu tiên chỉ định sử dụng pa lăng/tời điện Hàn Quốc để lắp cầu trục, cẩu trục. Để đồng bộ nguồn gốc xuất xứ thì lựa chọn điều khiển từ xa JEICO là phương án khả thi nhất. Mặc dù, so với các bộ remote từ xa của Trung Quốc hay Đài Loan giá có phần nhỉnh hơn chút.
Điều khiển từ xa JEICO JREMO 6K Hàn Quốc cho cầu trục
Tóm lại, để điều khiển cầu trục hiện nay ta có ba phương án:
-
Tay bấm điều khiển liền dây,
-
Điều khiển từ xa (remote),
-
Buồng điều khiển (cabin).
Cabin điều khiển cầu trục lắp trên cầu trục dầm đôi
2.5.3. Tủ điện cầu trục
Đây là một thành phần quan trọng đối với quá trình vận hành của cầu trục. Tủ điện điều khiển cầu trục có chức năng cung cấp truyền tải điện và điều khiển hệ thống cầu trục (xe lớn) di chuyển dọc theo đường chạy của cầu trục trong nhà xưởng.
Tủ điện cầu trục do đội ngũ kỹ thuật SHM thi công cho đối tác
Trên đây là những phụ kiện cầu trục được đội ngũ kỹ thuật và marketing của SHM phân bổ theo chức năng và thành phần trong cầu trục. Danh mục này sẽ được đội ngũ Marketing của SHM cập nhật liên tục những sản phẩm mới có tính cải tiến từ các nhà sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng và tăng cường độ an toàn trong quá trình vận hành cầu trục.