Câu hỏi thường gặp (FAQs)

1, Tôi cần cung cấp các thông tin gì để có được báo giá cầu trục chính xác?

Để có được báo giá chính xác cho thiết bị cầu trục, cổng trục, SHM sẽ căn cứ vào nhiều các thông tin khác nhau từ khách hàng cung cấp và khảo sát thực tế tại khu vực lắp đặt.

Về phía khách  hàng sẽ cần cung cấp cho SHM các thông tin như:

  • Khẩu độ.
  • Tải trọng nâng.
  • Chiều cao nâng.
  • Tần suất làm việc.
  • Môi trường làm việc.
  • Loại cầu trục muốn sử dụng.
  • Loại pa lăng mong muốn sử dụng.
  • Vị trí lắp đặt.
  • Chi phí tối đa bạn có thể đầu tư.

SHM sẽ cử chuyên viên đến trực tiếp nơi lắp đặt để khảo sát thực tế và đưa ra các phương án phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đề ra.

2, Tôi nên lắp đặt thiết bị cầu trục hay thiết bị cổng trục?

Thiết bị cầu trục và thiết bị cổng trục là hai thiết bị nâng hoàn toàn khác nhau. Theo từng nhu cầu công việc mà người sử dụng sẽ lựa chọn một loại thiết bị tương ứng. Dưới đây là ứng dụng phổ biến của từng loại thiết bị.

- Cầu trục thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, xưởng sản xuất để phục vụ công việc nâng hạ hàng hóa, phôi kim loại, vật liệu nặng có trọng lượng lớn. Cầu trục có nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau ứng với từng yêu cầu công việc khác nhau. Không gian làm việc của cầu trục thường trong nhà xưởng. Chi phí chế tạo cầu trục sẽ rẻ hơn chi phí chế tạo cổng trục nếu tính trên cùng một tải trọng và cùng một loại thiết bị pa lăng.

- Cổng trục là dòng thiết bị nâng tải trọng lớn hình dáng giống với một chiếc cổng. Tải trọng nâng của cổng trục và cầu trục là tương đương nhau tuy nhiên dòng thiết bị này hạn chế về kiểu dáng thiết kế. Cổng trục nổi trội hơn cầu trục là nó có thể sử dụng ngoài trời và không phụ thuộc vào dầm đỡ của nhà xưởng. Cổng trục dễ dàng lắp đặt và tùy biến tại nhiều vị trí khác nhau không phụ thuộc vào phần kết cấu thép của nhà xưởng.

3, Muốn lắp cầu trục nhưng dầm đỡ của nhà xưởng không chịu được tải trọng thì có lắp đặt được không?

Có, SHM có thể hỗ trợ bạn thiết kế dầm đỡ phụ hoặc một hệ thống dầm đỡ khác chịu được tải trọng của thiết bị. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải chịu thêm chi phí kết cấu thép cho hệ thống dầm đỡ này.

4, Khi nhiệt độ làm việc dưới 20°C, cầu trục hoặc cổng trục có bị ảnh hưởng gì không?

Không, phần kết cấu thép của cầu trục, cổng trục do SHM chế tạo làm từ vật liệu Q345 hoặc SS400 theo tiêu chuẩn TCVN 4244-86 đảm bảo không ảnh hưởng khi nhiệt độ dưới 20℃. Ngoài ra, hệ điện và thiết bị pa lăng lắp đặt trên cầu trục, cổng trục mà chúng tôi cung cấp sẽ không bị ảnh hưởng trong môi trường nhiệt độ dưới 20℃.

5, Trước khi vận hành cầu trục cổng trục có bắt buộc phải thử tải không?

Có, để đảm bảo an toàn cho người điều khiển và hạn chế các sự cố không mong muốn, bạn cần phải thử tải trước khi vận hành cầu trục. Công việc thử tải sẽ giúp cho người sử dụng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nếu như thiết bị có bị hư hỏng tại một bộ phận nào đó. Từ đó người vận hành có thể khắc phục nhanh chóng để không bộ phận hưu hỏng đó ảnh hưởng đến các thiết bị khác trên cầu trục.

6, Có bắt buộc phải kiểm định cầu trục và cổng trục không?

Có, theo thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định an toàn kỹ thuật. Kiểm định cầu trục hay kiểm định an toàn cầu trục là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp vận hành sử dụng thiết bị này.

Một số loại cầu trục, cổng trục mini dạng đẩy tay thiết kế đơn giản sử dụng trong dân dụng thì không cần phải kiểm định.

7, Có thể vận hành cầu trục trên công suất định mức không?

Không, bạn không nên sử dụng cầu trục trên công suất định mức. Cầu trục chỉ vận hành trên công suất định mức khi kiểm định thử tải để đảm bảo trong điều kiện tải trọng bình thường thiết bị có thể hoạt động ổn định. Người sử dụng tuyệt đối không nên sử dụng cầu trục vượt quá công suất sẽ dẫn đến mất an toàn và nhanh hỏng thiết bị.

8, Tôi nên lựa chọn pa lăng xích điện hay pa lăng cáp điện cho cầu trục hoặc cổng trục?

Theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn một dòng thiết bị tương ứng. Bạn có thể tham khảo công dụng của 2 dòng pa lăng này để tự mình đưa ra lựa chọn.

- Pa lăng xích điện chỉ được sử dụng cho các loại cầu trục dầm đơn với mức tải trọng dưới 30 tấn. Chiều cao nâng của thiết bị thường được chế tạo đạt 6 mét. Nếu muốn nâng cao hơn người sử dụng cần phải thay xích. Chiều cao nâng khi thay xích không được vượt quá 50% so với thiết kế nguyên bản. Cùng một mức tải trọng và phân khúc giá tầm trung thì pa lăng xích điện sẽ có giá rẻ hơn pa lăng cáp điện.

- Pa lăng cáp điện được chia làm 2 loại là pa lăng cáp điện lắp trên cầu trục dầm đơn và pa lăng cáp điện lắp trên cầu trục dầm đôi. Mức tải trọng nâng phổ biến từ 500kg đến 120 tấn với chiều cao nâng 6m - 30m. Thiết bị có tốc độ nâng nhanh hơn và hoạt động ổn định hơn pa lăng xích điện.

9, SHM cung cấp loại pa lăng cầu trục nào? Loại nào sử dụng tốt nhất?

Thông qua nhiều dự án lắp đặt Cầu trục cổng trục suốt 10 năm qua, SHM đã lựa chọn ra 3 thương hiệu pa lăng cầu trục phù hợp nhất để phân phối trên thị trường Việt Nam là: Pa lăng Sungdo (Hàn Quốc), Pa lăng Stahl (CHLB Đức), Pa lăng EuroHoist. Trong đó sản phẩm tốt nhất là dòng thiết bị pa lăng Stahl của công ty STAHL CraneSystems GmbH, đổi lại giá thành của loại này cũng rất đắt thường gấp 3 lần so với hàng Sungdo.

10, SHM có thể cung cấp phụ tùng thay thế của cầu trục, cổng trục khi thiết bị xảy ra hư hỏng được không?

Có, SHM luôn sẵn các phụ tùng và phụ kiện thay thế của cầu trục và cổng trục khi thiết bị bị hư hỏng một bộ phận nào đó. Bất cứ khi nào bạn cần một phụ kiện cầu trục hãy liên hệ với SHM.

nhận tư vấn

Gửi thông tin
(*) Sau khi "GỬI THÔNG TIN" chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. (*) Để được tư vấn và báo giá nhanh chóng hơn vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline 0983.648.885 - 0967.993.186