1. Cổng trục là gì?
Cổng trục là một thiết bị nâng hạ có tải trọng nâng lớn, được thiết kế giống với một chiếc cổng, với 2 dầm đỡ chính dạng dầm đơn hoặc dầm đôi. Mỗi dầm sẽ được hỗ trợ bằng các chân đỡ 2 bên riêng biệt gắn với dầm biên có bánh xe và động cơ đặt trên ray, giúp cho cổng trục có thể chạy theo đường ray cố định dưới mặt đất.
Cổng trục có thể được lắp trong nhà xưởng mà không cần phải kết hợp với cấu trúc khung thép của nhà xưởng hoặc lắp ngoài trời để phục vụ các công việc khác nhau. Thiết bị cổng trục thường được sử dụng trong các ngành như: thủy điện, khai thác đá, gia công sản xuất chế tạo cơ khí, vận chuyển tại bến cảng,..
Cổng trục sử dụng trong thực tế sản xuất
2. Các loại cổng trục phổ biến hiện nay
Cổng trục không có nhiều kiểu dáng đang dạng như cầu trục. Thông thường người ta sử dụng 2 loại cổng trục phổ biến là cổng trục dầm đơn và cổng trục dầm đôi. Ngoài ra, có một loại biến thể khác nữa là cổng trục đẩy tay, tuy nhiên biến thể này có tải trọng nâng thấp thường từ 100kg đến 1 tấn nên SHM không liệt kê vào trong danh sách các dòng cổng trục tiêu chuẩn.
2.1 Cổng trục dầm đơn (1 dầm)
Cổng trục dầm đơn hay còn gọi là cổng trục một dầm. Đây là thiết bị cổng trục được thiết kế có một dầm chính, di chuyển trên đường ray thép gắn cố định dưới mặt đất.
Cấu tạo của cổng trục dầm đơn thường có kết cấu khung đỡ dạng chữ A. Hệ thống chi tiết dầm chính được liên kết với dầm đỡ 2 bên bằng hệ thống bulông và mối hàn và được đặt trên kết cấu dầm biên. Bộ phận bánh xe cho phép cổng trục di chuyển dọc theo hệ thống đường ray cố định dưới mặt đất.
Chi tiết Palang (xe con, con lợn) của cổng trục dầm đơn được treo dưới dầm chính, chúng có thể di chuyển ngang theo dầm chính tới vị trí hang hóa cần nâng hạ. Tùy vào nhu cầu sử dụng của trong mỗi nhà xưởng mà đơn vị thi công có thể lắp đặt palang xích điện hoặc palang cáp điện. Phần tải trọng, chiều cao nâng hạ và khẩu độ cũng thay đổi theo mục đích sử dụng. Dưới đây là một vài thông số cơ bản của cổng trục dầm đơn:
-
Tải trọng tiêu chuẩn: Từ 1 – 20 tấn.
-
Khẩu độ: Từ 2 – 30m.
-
Chiều cao nâng hạ: 3 – 30m.
-
Chiều dài của đường chạy: 5 – 100m.
-
Tốc độ nâng hạ: 0.83 – 10m/phút.
-
Tốc độ di chuyển của palang: 0.83 – 20m/phút.
-
Tốc độ di chuyển của cổng trục: 15 – 30m/phút.
-
Tay bấm điều khiển gắn liền palang (kết hợp với điều khiển từ xa).
-
Nguồn điện: 380V – 3 pha -50HZ.
Cổng trục dầm đơn kết cấu đơn giản 1 dầm chính
2.2 Cổng trục dầm đôi (2 dầm)
Cổng trục dầm đôi là cổng trục có hai dầm chính xếp song song và được kết nối với nhau. Tương tự như cổng trục dầm đơn, dầm chính cũng được liên kết với dầm đỡ 2 bên và đặt lên dầm biên với hệ thống bánh xe chạy trên ray cố định giúp cổng trục di chuyển. Kết cấu của chúng rất vững chắc, có thể tận dụng hết phạm vi trên không, và tiết kiệm diện tích nền nhà xưởng. Các mức tải trọng của cầu trục dầm đôi phổ biến như: 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn, đến 100 tấn. Tải trọng nâng càng lớn thì dầm đỡ càng to và nặng.
Cấu tạo cổng trục dầm đôi gồm các bộ phận:
-
Dầm chính.
-
Dầm chân.
-
Dầm cân bằng.
-
Chi tiết lan can, cầu thanh.
-
Bộ phận palang, tời điện.
-
Động cơ.
-
Tủ điện, bảng điều khiển.
-
Các thiết bị an toàn.
-
Các loại ray.
-
Bánh xe.
Cổng trục dầm đôi phổ biến trong sản xuất
3. Một vài mức giá cổng trục phổ biến
Tùy vào nhu cầu mua và các yếu tố liên quan đến nhà xưởng mà bạn có thể chọn những loại cổng trục với kích thước và giá bán phù hợp. Dưới đây là một số mức giá tham khảo cho một vài loại cổng trục điển hiện phổ biến hiện nay, cụ thể như sau:
3.1 Cổng trục 3 tấn dầm đơn
Cổng trục 3 tấn dạng chữ A là thiết bị nâng hạ có thể lắp đặt tại các nhà xưởng tập kết hàng hóa.
Cổng trục tiêu chuẩn thường có hệ thống ray chạy đặt dưới mặt đất. Bộ phận chân cổng chữ A có nhiệm vụ liên kết dầm chính và dầm biên.
Cổng trục có khẩu độ khoảng từ 5 – 30m, chiều cao 4 – 25m. Sản phẩm 3 tấn dầm đơn có cấu tạo gọn, thích hợp với mức nâng hạ từ 2 – 5 tấn.
Giá bán tham khảo khoảng 165.000.000 VNĐ
3.2 Cổng trục 5 tấn dầm đơn
Cổng trục 5 tấn dầm đơn có khẩu độ 10m, chiều cao nâng hạ 6m và chiều dài 40m. Giá bán tham khảo: 187 triệu đồng.
Cổng trục 5 tấn dầm đơn có khẩu độ 6m, chiều cao 5m và chiều dài 40m. Giá bán là 195 triệu đồng.
3.3 Cổng trục 7.5 tấn dầm đơn
Cổng trục 7.5 tấn dầm đơn khẩu độ nhà xưởng 18m, chiều cao nâng 7m, chiều dài đường chạy 68m. Giá bán tham khảo khoảng 390.000.000 triệu đồng.
Cổng trục loại 7.5 tấn dầm đơn khẩu độ 19m, chiều cao 9, chiều dài 120m.Giá bán tham khảo 420.000.000 triệu đồng.
3.4 Cổng trục 20 tấn dầm đơn, dầm đôi
Cổng trục 20 tấn dầm đôi, dầm đơn có khẩu độ tiêu chuẩn dao động khoảng từ 5- 30m, chiều cao nâng hạ từ 3 - 25m, và chiều dài đường chạy không giới hạn. Giá bán tham khảo khoảng 500 – 700 triệu đồng.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá cổng trục
* Công năng nhà xưởng: là yếu tố tiên quyết mang tính quyết định đến chi phí thi công, lắp đặt cổng trục tại nhà xưởng. Dựa vào công năng nhà xưởng mà chủ đầu tư sẽ quyết định nên lựa chọn loại cổng trục dầm đơn hay cổng trục dầm đôi và cũng dẫn đến giá thành sẽ có sự khác nhau. Sử dụng dầm đôi sẽ tốn chi phí nguyên liệu chế tạo hơn là sử dụng dầm đơn. Thêm một điều nữa là pa lăng dầm đôi cũng có giá thành cao hơn pa lăng dầm đơn khá nhiều.
* Địa điểm lắp đặt: ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển thiết bị. Bạn thấy rằng mỗi chiếc cổng trục thường có cấu tạo từ nhiều các kết cấu thép rất lớn với tải trọng khá nặng và không chỉ thế thiết bị pa lăng cũng có trọng lượng khá lớn. Bởi vậy, địa điểm lắp đặt càng xa sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển càng cao.
* Quy mô thi công nhà xưởng: cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổng trục. Với một nhà xưởng sản xuất lớn thường sẽ yêu cầu một thiết bị cổng trục với tải trọng và kích thước lớn. Một số yếu tố ảnh hưởng từ quy mô nhà xưởng như: khẩu độ, loại pa lăng sử dụng, động cơ di chuyển, dầm đỡ,...
* Thời gian thi công: Mỗi chiếc cổng trục thường được lắp đặt bởi rất nhiều chuyên viên vì thế lắp đặt càng nhanh thì chi phí càng giảm. Trong thực tế, các đơn vị khách hàng thường sẽ phải chi trả tiền đi lại và sinh hoạt cho công nhân lắp đặt. Và chi phí này đều được tính vào trong báo giá.
* Đơn vị lắp đặt cổng trục ở nhà xưởng: Trên thị trường có nhiều các đơn vị lắp đặt dạng thương mại không tự chủ được về nhà máy sản xuất và thiết bị pa lăng nhập khẩu. Bởi thế mà giá thành sẽ bị chênh lên khá nhiều. Để tốt nhất, bạn nên chọn những đơn vị có nhà máy sản xuất kết cấu thép cầu trục và nhập khẩu trực tiếp pa lăng như SHM chúng tôi để tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Cổng trục dầm đôi càng lớn giá càng cao
5. SHM - Đơn vị gia công lắp đặt cổng trục hàng đầu Việt Nam
- SHM là một trong những nhà cung cấp chuyên nghiệp các loại cổng trục tại Việt Nam. Chúng tôi là công ty cầu trục với 2 nhà máy sản xuất trực tiếp kết cấu thép tại Đồng Nai và Hà Nam. Hơn nữa, SHM cũng là đại lý chính thức phân phối các thiết bị pa lăng cầu trục của nhiều các thương hiệu pa lăng nổi tiếng thế giới. Vì thế, khi đến với SHM khách hàng sẽ có được báo giá tốt nhất vì chúng tôi là bên sản xuất và cung cấp trực tiếp đến khách hàng không quan trên trung gian thứ 3.
- Trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị cầu trục, cổng trục chúng tôi đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư, công nhân tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm, chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Sẵn sàng tư vấn, tối ưu các phương án thiết kế sao cho phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Các sản phẩm của công ty SHM luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng về chất lượng, cũng như các dịch vụ kỹ thuật, bảo hành sau bán hàng.
Nếu khách hàng đang có nhu cầu báo giá các thiết bị cổng trục vui lòng liên hệ với SHM theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP SHM
Địa chỉ: Số 65 Lô 5, Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline 1: 0985.828.669 (Ms. Hương)
Hotline 2: 0982.330.336 (Mr. Minh)
Email: shmcrane@gmail.com
Website: shmcranes.vn