Bên cạnh việc sử dụng cáp điện dạng sâu đo và hệ cấp điện máng C làm hệ điện ngang cho cầu trục thì cũng có một phương án triển khai hệ thống cấp điện cho cầu trục. Đó là hệ thống cấp điện ray dẫn điện an toàn hay gọi tắt là ray điện an toàn. Mời quý vị và các bạn cùng SHM tìm hiểu về sản phẩm hệ cáp điện ray dẫn an toàn trong bài viết này.
1. Tổng quan về hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn
Ray điện an toàn hay ray tiếp điện cầu trục là sản phẩm được thiết kế để truyền tải điện cho các thiết bị trên cầu trục, chất liệu chế tạo ray điện cho khả năng chịu các tác nhân oxi hóa tốt, đảm bảo hiệu quả truyền tải điện năng ở mức tốt, đảm bảo độ bền.
2. Cấu tạo của hệ cấp điện ray dẫn cho cầu trục
Hệ cấp điện ray dẫn điện được cấu tạo gồm các thành phần chính gồm:
Ray điện: ray điện được thiết kế với các rãnh dây đồng, đóng vai trò dẫn điện. Bên ngoài, vỏ làm bằng nhựa cách điện. Màu vỏ nhựa của ray điện cầu trục có màu đỏ cam đặc trưng. phần lõi đồng còn trống không bọc nhựa là vị trí để lắp chổi tiếp điện sao cho chổi tiếp xúc với dây đồng để lấy điện.
Các phụ kiện và phụ tùng khác như: căng ray, kẹp ray, thanh đỡ kẹp ray, tay lấy điện, hộp nối ray điện.
3. Cơ chế hoạt động của hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn
Ray dẫn điện an toàn sử dụng chổi tiếp điện trượt trên ray điện, giảm nguy cơ mất an toàn điện. Đồng thời, cung cấp dòng điện với cường độ cao hơn so với các phương pháp cung cấp điện khác.
4. Các loại ray điện phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có một số loại ray điện phổ biến theo pha điện và cường độ dòng điện như:
-
Ray điện 3P với cường độ các loại lần lượt là: 50A / 75A / 100A / 150A / 200A
-
Ray điện 4P với cường độ các loại lần lượt là: 50A / 75A / 100A / 150A / 200A
-
Ray điện 6P với cường độ các loại lần lượt là: 50A / 75A / 100A
5. Các phụ tùng và linh kiện đi kèm khi lắp đặt hệ cấp điện ray dẫn an toàn
Để giúp quý vị và các bạn hình dung đầy đủ về các cấu kiện và phụ tùng cần lắp đặt trong hệ thống ray dẫn điện an toàn cho cầu trục, SHM sẽ phân tích dựa trên hình ảnh minh họa sau:
Hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn cho trên cầu trục
-
Ray điện (busbar): ray điện an toàn phân loại theo số pha gồm có loại 3P, 4P hay 6P được thiết kế làm hệ điện dọc và hệ điện ngang trên cầu trục để cấp điện.
-
Căng ray (Tensioner/End Tension): Có chức năng giữ và làm căng, phẳng thanh dây dẫn. Đồng thời, căng ray cũng được dùng làm điểm kết nối nguồn điện cấp vào thanh dẫn điện.
Căng ray (Tensioner) được lắp trên đầu của hệ cấp điện ray dẫn
-
Tay lấy điện (Collector/Current Collector): Bộ lấy dòng điện từ thanh dẫn điện để cung cấp cho cầu trục.
Tay lấy điện lắp trên hệ cấp điện ray điện cầu trục, cấp nguồn cho palăng cầu trục
-
Kẹp ray (Hanger/Lifting Clamp): cụm treo thanh dẫn điện theo từng điểm.
Chi tiết về kẹp ray cho ray điện cầu trục
-
Nối ray và cấp nguồn giữa (Line feed/Power supply): Mục đích để nối ray dẫn điện và cấp nguồn ở vị trí nối nhằm duy trì điện áp đối với những hệ thanh quá dài ghép nối với nhau.
Bên trong hộp nối ray và cấp nguồn giữa cho ray điện cầu trục
-
Thanh đỡ kẹp ray: các thanh gắn này đường gắn vào dầm chính cầu trục để gá kẹp ray.
Thanh đỡ kẹp ray dùng để bắt vít các thanh kẹp ray vào
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm triển khai các dự án thi công hệ điện cầu trục của đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật của SHM thì trường hợp sử dụng một ray điện dài và liền mạch ngay từ thiết kế theo khảo sát ban đầu chuẩn, có thể không cần dùng tới hộp nối ray điện (Line feed/Power supply).
6. Các bước tiến hành thi công, lắp đặt ray điện an toàn
Bước 1: Hàn các thanh đỡ kẹp ray lên hệ dầm chính của cầu trục. Khoảng cách giữa các thanh đỡ là 0.5m. Trên thanh đỡ kẹp ray cần khoan 1 lỗ có đường kính 11mm để bắt vít cho kẹp ray. Khoảng cách từ vị trí khoan lỗ bắt kẹp ray đến đầu thanh phía hàn vào dầm là 250mm đến 300mm.
Bước 2: Hàn thanh đỡ căng ray vào hệ dầm phía 2 đầu đường chạy. Trên thanh đỡ căng ray cần khoan 2 lỗ đường kính 11mm. Hai lỗ này cách nhau 90mm cho ray 3P, 110mm cho ray 4P và 150mm cho ray 6P.
Bước 3: Gắn kẹp ray lên thanh đỡ kẹp ray bằng bulong và đai ốc vít.
Bước 4: Đi thanh dẫn vào các kẹp ray
Bước 5: Lắp một đầu thanh dẫn vào căng ray. Sử dụng bulong M5 x 18L để cố định ray dẫn điện vào căng ray.
Bước 6: Đấu dây cấp nguồn điện vào khe tiếp điểm trên (ở đầu còn lại) của bộ căng ray. Dùng bu lông M6 x 8L để cố định dây nguồn và đóng nắp bảo vệ lại nhằm đảm bảo an toàn điện
Bước 7: Cố định một đầu của căng ray lên thanh đỡ. Sau đó, kéo căng cho ray dẫn phẳng, sau đó cố định ở đầu còn lại của căng ray.
Bước 8: Kiểm tra tổng thể một lần nữa các thành phần, cấu kiện lắp trên điểm kẹp ray, bộ căng ray,vv trước khi bàn giao cho chủ đầu tư nghiệm thu.
7. Lắp đặt, thi công hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn - liên hệ ngay SHM
Trên đây là những thông tin liên quan tới hệ cấp điện ray dẫn điện an toàn cho cầu trục, cổng trục. Quý khách cần tư vấn về các phụ tùng hay muốn được giải đáp các thông tin liên quan tới hệ điện ray dẫn an toàn cho cầu trục vui lòng liên hệ với SHM theo hotline: 0983.648.885 - 0967.993.186 để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất!