Bạn có biết biến tần giữ vai trò như thế nào đối với hệ thống cầu trục? Thực tế cho thấy, nếu không lắp đặt biến tần cho cầu trục khi vận hành có thể gây ra những tác hại không đáng có. Do đó, bài viết dưới đây của SHM sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý quan trọng khi lắp biến tần cho cầu trục một cách chi tiết nhất mà bạn cần biết.
Tại sao phải lắp đặt biến tần cho hệ thống cầu trục?
Trong hoạt động cầu trục, di chuyển trên đường ray dọc nhà xưởng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang sản phẩm đến vị trí khi di chuyển cầu trục và việc di chuyển của toàn bộ cầu trục. Hai động cơ được lắp với dầm biên ăn khớp với bánh xe di chuyển tạo nên việc di chuyển của toàn bộ cầu trục. Do đó, biến tần thường được lắp đặt để làm mềm chuyển động dọc của cầu trục. Điều này còn được hiểu là biến tần cho động cơ di chuyển trên dầm biên cầu trục.
Tại sao phải lắp đặt biến tần cho hệ thống cầu trục?
Cụ thể hơn, nếu không lắp biến tần cho cẩu trục thì:
-
Toàn bộ cầu trục sẽ giật cục, rung, lắc đột ngột khi bắt đầu di chuyển hoặc dừng lại. Bởi momen mở máy của động cơ lớn kết hợp với tốc độ di chuyển của cầu trục là mặc định (thường trên dưới 20m/ph).
-
Tốc độ di chuyển của cầu trục và palăng lớn sẽ không kiểm soát được hành trình khi cẩu mang tải và bắt đầu di chuyển.
-
Làm giảm tuổi thọ của dầm biên cũng như động cơ di chuyển pa lăng.
-
Điện năng bị tiêu hao nhiều hơn vì phải cần một dòng điện lớn hơn dòng điện định mức khi mở máy.
-
Điều khiển, vận hành cầu trục và palăng khó khăn và mất thời gian hơn.
-
Dễ bị xô cẩu ở cuối hành trình di chuyển khi người dùng mất tập trung.
Di chuyển nào của cầu trục thì nên lắp biến tần?
Khi đã hiểu được tầm quan trọng của biến tần đối với cầu trục được giới thiệu ở phần trên, bạn cũng cần biết di chuyển nào của cầu trục thì nên lắp biến tần. Câu trả lời được đưa ra ở đây là di chuyển dọc và di chuyển ngang cầu trục của pa lăng. Cụ thể dưới dây:
Di chuyển dọc cầu trục của pa lăng
Di chuyển dọc của cầu trục trên ray có tác dụng mang hàng khi di chuyển và việc di chuyển của toàn bộ cầu trục được thực hiện bởi hai động cơ. Chúng được lắp để ăn khớp với bánh xe di chuyển trên đầu dầm biên cầu trục. Do đó, biến tần thường được lắp để làm mềm 2 động cơ này. Qua đó, giúp cầu trục di chuyển êm hơn, hạn chế được rung lắc do quán tính khi cầu trục mang tải hay di chuyển.
Di chuyển dọc cầu trục của pa lăng
Di chuyển ngang cầu trục của pa lăng
Di chuyển ngang của palang trên dầm cầu trục mặc định chạy với vận tốc 20m/ph là chủ yếu. Nó được thực hiện bởi 1 hoặc 2 động cơ di chuyển Pa lăng. Do đó, quá trình di chuyển ngang khi mang tải của pa lăng cũng cần lắp biến tần để di chuyển được êm hơn. Đồng thời, giúp cho người điều khiển cầu trục được an toàn và dễ dàng đưa hàng vào vị trí mong muốn hơn.
Di chuyển ngang của pa lăng
Nhược điểm khi lắp biến tần cho cầu trục
Ngoài những công dụng lớn mà biến tần mang lại cho cầu trục thì nó cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
-
Tạo độ trễ cho quá trình di chuyển hay dừng lại của cầu trục. Giải pháp được đưa ra là cài đặt để tạo thời gian trễ ngắn lại.
-
Khi các hệ thống điện bị lỗi thì biến tần sẽ báo lỗi do các mã lỗi được hiển thị trên màn hình biến tần. Điều này làm cho cầu trục bị dừng hoạt động. Giải pháp là cần được kỹ thuật điện phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời.
Lưu ý quan trọng khi lắp biến tần cho cầu trục bạn cần biết
Một số lưu ý quan trọng khi lắp biến tần cho cẩu trục mà bạn cần biết như sau:
-
Tải nâng hạ là loại tải có mô-men đặt lên trục động cơ không đổi, không phụ thuộc vào tải. Do đó, bạn phải lựa chọn biến tần có khả năng đáp ứng được nhu cầu tải.
-
Bạn cũng nên lựa chọn biến tần có công suất lớn hơn công suất động cơ từ 1 đến 2 cấp. Ví dụ, nếu motor nâng hạ là 30kw thì nên sử dụng biến tần 37kw hoặc 45kw sẽ giúp độ bền tăng cao và ít hư hỏng hơn.
Biến tần 37kw
-
Biến tần thường ngừng cấp điện cho động cơ trong quá trình dừng động cơ. Tuy nhiên, theo quán tính, động cơ vẫn sẽ quay và trở thành máy phát điện. Năng lượng điện được tạo ra này sẽ đổ trở lại biến tần. Về cơ bản thì biến tần đã có điện trở xả nội có khả năng triệt tiêu năng lượng dư thừa này. Tuy nhiên, với các tải có quán tính lớn hoặc yêu cầu thời gian dừng nhanh thì điện trở nội sẽ không đáp ứng được và bắt buộc phải lắp thêm điện trở xả bên ngoài để triệt tiêu năng lượng dư thừa từ điện năng sang nhiệt năng.
-
Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ biến tần dự định mua có hỗ trợ chân ngõ ra đóng mở thắng hay không để có thể đồng bộ được giữa động cơ chạy và việc đóng mở thắng.
-
Nên lựa chọn momen khởi động của biến tần cao để không bị tuột tải khi mới khởi động ở tần số thấp.
Gợi ý: Cách Đấu Bộ Điều Khiển Từ Xa Cầu Trục Nhanh & Chính Xác Nhất
Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn và lắp biến tần cho cầu trục nhé. Để làm được điều này, hãy ghi nhớ thật kỹ những lưu ý quan trọng khi lắp biến tần cho cầu trục được SHM đưa ra ở bài viết trên.