Cầu trục là thiết bị nâng hạ hàng hóa tải trọng lớn, do đó việc vận hành cầu trục đòi hỏi sự am hiểu và kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vận hành cầu trục sao cho đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật.
1. Kiểm tra cầu trục trước khi vận hành
Trước khi vận hành cầu trục, bạn cần phải kiểm tra kỹ các cơ cấu của cầu trục để đảm bảo sự an toàn trước khi làm việc. Bạn sẽ cần phải kiểm tra một số bước cơ bản sau:
-
Kiểm tra tình trạng của các thiết bị cơ khí: Kiểm tra các thiết bị của cầu trục như hệ thống cáp, bánh xe, xích, phanh,...Để đảm bảo rằng không có bộ phận nào bị hỏng hóc, mài mòn hay biến dạng.
-
Kiểm tra hệ thống điện: Trước khi sử dụng cầu trục bạn cần phải kiểm tra hệ thống điện của cầu trục bao gồm cả tủ điện, hệ thống điện và điều khiển từ xa (nếu có). Đảm bảo rằng các thiết bị này vẫn đang hoạt động ổn định, các dây điện không bị đứt, nứt hoặc hỏng.
-
Kiểm tra an toàn: Cần tiến hành kiểm tra các thiết bị an toàn như cảm biến quá tải, hệ thống phanh,...để đảm bảo rằng các thiết bị này vẫn đang hoạt động hiệu quả và chính xác.
Kiểm tra hoạt động của cầu trục
2. Quy trình vận hành cầu trục an toàn
Quy trình vận hành cầu trục an toàn hiệu quả
Để vận hành cầu trục an toàn và đúng cách, bạn nên tuân thủ theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật nâng và khu vực làm việc
Bạn cần phải đảm bảo rằng khu vực làm việc sạch sẽ và không có vật cản trong khu vực hoạt động của cầu trục. Và bạn cần phải kiểm tra tải trọng cũng như trọng lượng của vật nâng không được vượt quá tải trọng cho phép. Vật nâng phải được cố định một cách chắc chắn, không được rung lắc trong quá trình vận hành.
Bước 2: Bật nguồn điện của cầu trục
Tiến hành mở aptomat trong tủ điện và tiến hành kiểm tra các thiết bị điện có đang hoạt động ổn định hay không.
Bước 3: Tiến hành điều khiển cầu trục
Sử dụng bộ điều khiển có thể là điều khiển cầm tay, điều khiển từ xa hoặc hệ thống cabin điều khiển để điều khiển các hoạt động di chuyển của cầu trục dọc theo đường ray. Đồng thời thực hiện các thao tác nâng hạ (lên/xuống) để nâng hạ hàng hóa. Trong quá trình điều khiển cầu trục bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc an toàn trong quá trình vận hành cầu trục.
Bước 4: Giám sát quá trình vận hành cầu trục
Trong quá trình vận hành cầu trục để đảm bảo mọi hoạt động nâng hạ diễn ra một cách an toàn nhất. Thì bạn cần phải chú ý đến các dấu hiệu bất thường như có sự rung lắc mạnh, tiếng ồn lạ, các tín hiệu cảnh báo,...Nếu như phát hiện được bất kỳ một sự cố nào xảy ra thì phải ngừng vận hành ngay lập tức và tiến hành kiểm tra, sửa chữa cầu trục kịp thời.
Bước 5: Tắt nguồn
Sau khi hoàn thành xong công việc nâng hạ hàng hóa, bạn hãy nhớ tắt nguồn điện của cầu trục để đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc.
3. Một vài lưu ý để sử dụng cầu trục an toàn, đúng cách
3.1. Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành cầu trục
Dưới đây là một số các yếu tố nguy hiểm có thể gặp phải khi vận hành cầu trục:
-
Rơi tải trọng: Có thể xảy ra khi cầu trục nâng quá tải trọng cho phép dẫn đến đứt cáp. Cũng có thể do phanh của thiết bị nâng hạ bị hỏng, má phanh bị mài mòn quá mức, mối nối cáp không đảm bảo,...Hoặc cũng có thể do trong quá trình vận hành tải vị vướng vào các vật xung quanh.
-
Các tai nạn về điện: Một số yếu tố nguy hiểm về điện khi vận hành cầu trục có thể kể đến như cầu trục bị chạm mạch điện, rò điện, phóng điện hồ quang,...
-
Thiết bị chuyển động mất ổn định: Có thể là dầm biên hoặc thiết bị nâng hạ vượt quá vận tốc cho phép hoặc nâng tải quá tải trọng làm cho mô-men bị lật. Điều này sẽ khiến cho cầu trục mất ổn định, rung lắc gây nguy hiểm trong quá trình vận hành.
-
Yếu tố con người: Để vận hành cầu trục thì người vận hành phải được đào tạo bài bản về vận hành cầu trục. Nếu như thao tác điều khiển không chính xác, sức khỏe tâm lý không phù hợp, thiếu tập trung,...thì rất dễ gây ra các sự cố nguy hiểm.
3.2. Thường xuyên bảo dưỡng cầu trục định kỳ
Để duy trì được độ bền, độ ổn định cũng như hiệu suất làm việc của cầu trục thì bạn cần phải tiến hành bảo dưỡng cầu trục định kỳ. Dưới đây là một số hoạt động bảo dưỡng cầu trục:
-
Bôi trơn: Kiểm tra các bộ phận cần bôi trơn định kỳ như bánh xe, hệ thống cáp của thiết bị nâng hạ, bộ truyền động,... Việc bôi trơn đảm bảo thiết bị hoạt động mượt mà, giảm ma sát và tặng tuổi thọ của các thiết bị.
-
Kiểm tra cáp: Tiến hành kiểm tra cáp điều khiển và cáp của thiết bị nâng tải để đảm bảo cáp không bị mài mòn, đứt, gãy. Nếu phát hiện cáp có xuất hiện các vấn đề trên thì cần phải tiến hành thay thế cáp mới ngay lập tức.
-
Kiểm tra điện: Kiểm tra các mạch điện và thiết bị điện của cầu trục để đảm bảo rằng các thiết bị điện hoạt động bình thường. Nếu phát hiện lỗi thì cần phải sửa chữa và thay thế.
-
Kiểm tra an toàn: Kiểm tra lại các thiết bị an toàn như cảm biến và hệ thống phanh. Đảm bảo rằng các thiết bị an toàn hoạt động tốt và chính xác.
Khi vận hành cầu trục đòi hỏi người vận hành phải nắm rõ được quy trình cũng như các lưu ý làm sao để vận hành cầu trục một cách an toàn nhất. Việc kiểm tra cầu trục trước khi vận hành và bảo dưỡng cầu trục định kỳ sẽ giúp cầu trục hoạt động được ổn định, hiệu quả và an toàn hơn.