Sau khi đã có bản thiết kế cầu trục thì tiếp đến là khâu chuẩn bị vật liệu chế tạo cầu trục. Đây là một bước quan trọng đóng vai trò quyết định tới chất lượng của sản phẩm. Trong đó, thép SS400 là vật liệu phổ biến trong việc chế tạo dầm cầu trục, cầu trục, bánh xe di chuyển, bạc theo tiêu chuẩn Việt Nam và được rèn cứng bề mặt. Vậy vật liệu chế tạo cầu trục này có những đặc tính gì? Cùng SHM tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Đặc tính của thép SS400 - chế tạo dầm cầu trục
Hiện nay đa số các nhà cung cấp đều sử dụng vật liệu thép tấm cán nóng để làm cầu trục, trong đó được sử dụng phổ biến là thép SS400 - loại thép được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
Đặc tính của thép SS400
Thép SS400 có tên tiếng Anh là Steel Structure 400. Đây là loại thép được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3101 (Tiêu chuẩn vật liệu của Nhật Bản cho các tấm, dải, lá thép cán nóng dùng cho kết cấu.
Độ bền của thép SS400 được biểu thị bằng đơn vị N/m và tối thiểu phải là 400N/mm2 (MPa) và tối đa có thể là 510N/mm2 (MPa). Cường độ chảy tối thiểu của thép là 205-245 N/mm2 tùy vào độ dày của thép. Cường độ chảy của độ dày dưới là 16mm và tối thiểu là 245N/mm2 trong khi đối với các đồng hồ đo cao trên 100 mm và tối thiểu là 205N/mm2 (MPa).
Thép SS400 có đặc tính kéo dài thay đổi theo phạm vi độ dày. Phạm vi phần trăm tối thiểu cho độ giãn dài là 17% độ dày đến 16mm, 23% với độ dày lớn hơn 50mm và 21% đối với độ dày đến 40mm.
Đặc tính của thép C45, L55, G65
Thép C45, L55, G65 được sử dụng để làm khớp nối mềm trong cầu trục. Vậy những loại thép này có đặc tính gì?
Đặc tính của các loại thép làm cầu trục
Đặc tính thép C45
Thép C45 là loại thép hợp kim chứa hàm lượng cacbon lớn, có độ cứng, độ kéo phù hợp cho việc chế tạo khuôn mẫu và được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo máy móc. Bên cạnh đó, với các chi tiết chịu tải trọng cao và chịu được va đập mạnh nên C45 được sử dụng để làm khớp mềm cầu trục.
Với những đặc tính tốt của mình, thép C45 đã trở thành một vật liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí, xây dựng với các sản phẩm như: Bulong, ốc vít, thanh ren,...
Đặc tính thép L55
Thép L55 là thép có thành phần cacbon chiếm khoảng 0.55% theo tiêu chuẩn của Nhật. Đây là loại thép có cường độ cao, hàm lượng cacbon trung bình, có khả năng chịu oxy hóa mạnh, chống gỉ và đánh bóng tốt. Loại thép này được dùng để chế tạo cầu trục bởi đặc tính độ bền tốt, dẻo dai, dễ xử lý nhiệt, có tính công nghệ cao, dễ đúc, cán, rèn, hàn và gia công cắt.
Thép làm cầu trục có đặc tính gì
Đặc tính của thép G65
Vật liệu thép G65 là loại thép chịu mài mòn và được dùng nhiều trong sản xuất gia công. Sau khi xử lý nhiệt và lạnh về độ cứng với cường độ cao, loại thép này có độ dẻo dai nhất định.
G65 sở hữu hàm lượng carbon cao và có nhiều đặc tính vượt trội. Thép được ủ tốt cho tính hàn và tạo hình lạnh cho nhựa thấp. Tuy nhiên nó lại khá nhạy cảm với khu vực có nhiệt độ cao và có thể nứt vỡ nếu nhiệt độ tăng cao liên tục.
Thông tin về quy trình xử lý nhiệt
Trong gia công cơ khí có các vật liệu kim loại khác nhau với độ cứng khác nhau, đó là nhờ quá trình nhiệt luyện trong gia công. Quy trình đó bao gồm các bước như sau:
-
Làm cứng: Là công đoạn nung nóng thép, giữ thép ở nhiệt độ thích hợp rồi làm nguội nhanh trong nước hoặc dầu.
-
Gia nhiệt thép: Gia nhiệt thép đã được làm nguội và làm cứng trong một thời gian phù hợp để kim loại được cân bằng.
-
Ủ thép: Ủ thép là xử lý thép đến nhiệt độ cao, sau đó làm nguội thật chậm đến nhiệt độ phù hợp để cấu trúc vi mô thu được có độ dẻo và độ bền cao nhưng độ cứng thấp.
-
Bình thường hóa: Bình thường hóa bao gồm đốt nóng thép, sau đó giữ nó ở nhiệt đố trong một khoảng thời gian nhất định rồi làm mát trong không khí.
-
Chế hóa khí: Quá trình cacbon hóa là quá trình xử lý nhiệt. Trong đó thép sẽ được nung nóng đến nhiệt độ dưới điểm nóng chảy với sự góp mặt của vật liệu lỏng, rắn hoặc khí phân hủy để giải phóng carbon khi được nung ở nhiệt độ được sử dụng.
-
Làm cứng bề mặt: Trong nhiều ứng dụng thép cần có bề mặt đủ cứng để chống mài mòn, đồng thời duy trì độ dẻo dai để chịu được va đập và tải sốc. Bề mặt có thể được làm cứng bằng cách làm khô, làm nguội cục bộ hoặc khuếch tán các yếu tố làm cứng như cacbon, nitơ trên bề mặt.
Quy trình nhiệt luyện thép
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới vật liệu chế tạo cầu trục. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các loại thép trên hoặc đang tìm một địa chỉ phân phối thép uy tín thì hãy liên hệ với SHM để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé.