Dầm biên cầu trục là một bộ phận chính không thể thiếu được của bất cứ một loại cầu trục nào. Vậy dầm biên cầu trục là gì, nó có cấu tại như thế nào mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Tổng quan về dầm biên cầu trục
1.1 Dầm biên cầu trục là gì?
Dầm biên cầu trục hay còn được nhiều người biết đến với cái tên dầm đầu của cầu trục, đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cầu trục. Mọi cầu trục đều phải có dầm biên mới để có thể di chuyển được theo phương dọc nhà xưởng. Đây cũng là một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm giúp di chuyển cầu trục theo phương dọc và song song với đường ray di chuyển của cầu trục.
.jpg)
Dầm biên cầu trục sản xuất trực tiếp tại nhà máy
1.2 Tác dụng chính của dầm biên cầu trục
Cầu trục thông thường sẽ bao gồm hai loại dầm là dầm chính và dầm biên. Phần dầm chính được chia thành loại dầm đơn và dầm đôi theo cấu tạo của nó. Mỗi dầm chính sẽ gắn với 1 cặp dầm biên với kích thước tương ứng. Các dầm biên cầu trục sẽ được chuyển sang vị trí dọc song song với đường ray của cầu trục. Giúp cho người điều khiển di chuyển cầu trục cẩu chở hàng hóa đến nơi họ mong muốn.
.jpg)
2. Cấu tạo của dầm biên cầu trục
Kết cấu dầm biên gồm ba phần chính có thể kể đến như: kết cấu thép, bánh xe cuộn di chuyển và động cơ bánh răng liền hộp giảm tốc.
2.1 Kết cấu thép
Đây là bộ phận thân đỡ để lắp đặt các bộ phận khác như bánh xe và động cơ.
Các kết cấu thép này sẽ được yêu cầu gia công một cách chính xác nhất có thể để lắp ráp các bánh xe và động cơ giúp giữ cho cần trục di chuyển tự do theo ý muốn của người dùng.
Ngược lại, nếu như kết cấu thép không được gia công chắc chắn và chính xác, cầu trục có thể sẽ không di chuyển được hoặc hoạt động không được an toàn.
2.2 Bánh xe di chuyển
Bộ phận thứ hai quan trong không kém đó là bánh xe di chuyển, bánh xe ở đây gồm có 4 bánh với 2 bánh chủ động và 2 bánh bị động.
Đây là bộ phận cũng cần phải xử lý rất cẩn thận để đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của bánh xe và cần trục.
Hầu hết các bánh xe đều được làm từ thép cây đúc và đúc theo hình dạng của bánh xe.
Các hình dạng bánh được liên tục làm nguội hoặc đúc vào các khuôn hiện có để đạt được độ cứng 40 HRC để đảm bảo độ chính xác, chất lượng cũng như độ bền tuyệt đối trong quá trình sử dụng dầm biên cầu trục.
Đường kính bánh xe thường sẽ có cùng kích thước như D160, D200, D250 và D300,.. người sử dụng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.
2.3 Động cơ liền hộp giảm tốc
Người ta gắn khối động cơ giảm tốc vào dầm biên cầu trục nhằm mục đích để tạo chuyển động cho bánh xe. Bộ phận này cung cấp động năng di chuyển bánh xe và giúp cầu trục di chuyển để vận chuyển hàng hóa.
Các động cơ giảm tốc trên thị trường hiện nay có rất nhiều công suất khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn và lắp lên cầu trục. Động cơ thường sẽ được thiết kế để giảm công suất từ 0,4 kW, 0,75 kW hoặc 1,5 kW, … đến 5,5 kW.
>>Xem thêm: Các loại dầm cầu trục kèm chi phí sản xuất chi tiết nhất
3. Ưu điểm nổi bật của dầm biên cầu trục tại công ty cổ phần công nghiệp SHM
Công ty cổ phần công nghiệp SHM chúng tôi luôn tự hào là 1 trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế tạo cầu trục, lâu đời và uy tín số 1 tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ kỹ thuật vô cùng chất lượng, nhiệt tình và đã từng tiếp xúc với rất nhiều các công trường và các chủ đầu tư, nhà thầu khác nhau. Các loại dầm biên do SHM sản xuất luôn đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn an toàn mà cơ quan có thẩm quyền đề ra. Với 2 nhà máy sản xuất tại Hà Nam và Đồng Nai SHM tự chủ về năng lực sản xuất, chúng tôi sẽ mang đến cho người sử dụng các thiết bị dầm biên với giá thành tốt nhất, đảm bảo chất lượng tương xứng với chi phí mà khách hàng bỏ ra.
.jpg)
Ưu điểm của dầm biên cầu trục do SHM cung cấp
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản các bạn cần nắm được để có thể lựa chọn được dầm biên cầu trục phù hợp nhất với tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như là cấu tạo của các dầm biên cầu trục hiện nay trên thị trường.