Bên cạnh những tác dụng mà cầu trục mang lại đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay thì vận tốc cầu trục cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Những thông tin được SHM chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn biết tốc độ (vận tốc) của cầu trục được quy định như thế nào.
Tốc độ nâng hạ (vận tốc cầu trục)
Tốc độ nâng hạ được coi là thông số quan trọng nhất của cầu trục trong nhà xưởng. Nó được quy định sẵn trong phần thông số kỹ thuật của pa lăng nâng hạ và động cơ di chuyển của cầu trục. Tốc độ nâng hạ thông thường của cầu trúc có 3 loại: 1 cấp tốc độ, 2 cấp tốc độ và vô cấp. Loại vô cấp tích hợp thêm biến tần để điều khiển tốc độ. Thông thường, mỗi đơn vị sản xuất đều thiết kế với tốc độ nâng hạ tiêu chuẩn nên chúng ta không nên tự yêu cầu chính xác tốc độ nâng mà chỉ yêu cầu 1 trong 3 loại trên. Giá thành loại nâng hạ 1 tốc độ sẽ rẻ nhất.
Tốc độ nâng hạ
Tốc độ di chuyển của pa lăng
Tốc độ di chuyển pa lăng cũng có 3 loại như tốc độ di chuyển nâng hạ, bao gồm: 1 tốc độ, 2 tốc độ và vô cấp. Với những công việc lắp ráp đòi hỏi độ chính xác cao, chúng ta nên tích hợp thêm biến tần điều khiển tốc độ để hoạt động của cầu trục mềm mại hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chi phí sẽ tăng so với loại 1 tốc độ tiêu chuẩn. Trên thị trường hiện nay, cầu trục lắp với pa lăng Hàn Quốc được sử dụng rất phổ biến với tốc độ di chuyển tiêu chuẩn là 8,5m/phút, 13m/phút hoặc 20m/phút. Các loại pa lăng có nguồn gốc từ Châu Âu thì tốc độ tiêu chuẩn là 2 tốc độ 16/4m/phút hoặc 20/5m/phút.
Tốc độ di chuyển của pa lăng
Tốc độ di chuyển của cầu trục
Tốc độ di chuyển của cầu trục còn được gọi là tốc độ di chuyển dọc xưởng. Để xác định tốc độ di chuyển cần thiết, hãy căn cứ vào chiều dài của nhà xưởng và nhu cầu sử dụng. Nếu nhà xưởng dài từ 10 đến 50m thì chọn tốc độ nhanh nhất 20m/phút. Nhà xưởng dài từ 50m đến 100m thì chọn tốc độ nhanh nhất là 30-40m/phút nhé. Tốc độ nhanh chậm sẽ phụ thuộc vào tốc độ đầu ra của hộp giảm tốc.
Tốc độ di chuyển của cầu trục
Một vài cơ cấu tốc độ đặc biệt khác
Bên cạnh những tốc độ cơ bản trên thì vẫn còn tồn tại một vài cơ cấu tốc độ đặc biệt khác như sau:
Tốc độ xoay của pa lăng
Tốc độ xoay được tích hợp thêm vào pa lăng trong một số ứng dụng đặc biệt cần nâng vật lên và xoay đúng vào vị trí yêu cầu. Tốc độ xoay pa lăng thường khá nhỏ và nếu cần thì có thể tích hợp thêm biến tần.
Tốc độ xoay của pa lăng
Tốc độ quay của thanh cần
Tốc độ quay của thanh cần là cơ cấu tốc độ của cầu trục quay. Cũng tương tự như tốc độ xoay của pa lăng, tốc độ quay của thanh cần cũng rất thấp và có thể tích hợp thêm biên tần.
Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM - địa chỉ cung cấp cầu trục chất lượng
Khi nói đến địa chỉ cung cấp cầu trục chất lượng và uy tín nhất hiện nay thì không thể bỏ qua cái tên Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM (SHM). Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt cầu trục, SHM dần khẳng định được vị thế hàng đầu Việt Nam với những sản phẩm vô cùng chất lượng và chuyên nghiệp được đánh giá cao.
Các sản phẩm chủ lực của SHM bao gồm các loại cầu trục phổ biến hiện nay như: Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục monorail, cầu trục dầm treo,... Các sản phẩm mà SHM mang đến cho khách hàng luôn có giá cả cạnh tranh nhất. Luôn đặt tiêu chí "AN TOÀN" là số một, bất kỳ sản phẩm nào của SHM cũng luôn được kiểm tra, kiểm định nghiêm ngặt trước khi bàn giao cho khách hàng.
Với uy tín được xây dựng qua những sản phẩm chuyên nghiệp, SHM xứng đáng là điểm đến được ưu tiên lựa chọn của khách hàng khi muốn cung cấp, lắp đặt cầu trục.
SHM - địa chỉ cung cấp cầu trục chất lượng
Trên đây là toàn bộ thông tin về vận tốc cầu trục mà SHM đã tổng hợp được. Hi vọng bạn có thể có được cái nhìn tổng quan về quy định tốc độ của cầu trục.