Cầu trục là thiết bị nâng hạ được một số doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên quy định về cầu trục nhập khẩu khá nghiêm ngặt, đòi hỏi người nhập khẩu cần nắm được những chính sách quan trọng. Vậy thủ tục nhập khẩu cầu trục được thực hiện ra sao? Bài viết sau đây của SHM sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất.
Một số những quy định về chính sách nhập khẩu cầu trục
Cầu trục là một trong những mặt hàng sản xuất có khá nhiều quy định mà doanh nghiệp cần quan tâm khi nhập khẩu. Bởi vì đây là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành nên so với hàng hóa thông thường thì thủ tục nhập khẩu phức tạp hơn nhiều. Vậy quy định về chính sách nhập khẩu cầu trục cụ thể như thế nào?
Thông tin chính sách nhập khẩu cầu trục
-
Theo quy định, cầu trục không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp được phép nhập khẩu về nước.
-
Cầu trục là hàng hóa thuộc quyền quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Do đó, tùy vào loại cầu trục được nhập khẩu mà các thủ tục như kiểm tra chất lượng trước thông quan hoặc làm chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật cũng khác nhau.
-
Cầu trục thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro về giá. Do đó khi nhập khẩu một số trường hợp có thể bị Cơ quan Hải quan yêu cầu tham vấn giá.
Có thể thấy rằng, cầu trục nhập khẩu có quy định khá phức tạp. Các thủ tục nhập khẩu mà cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện khá nhiều. Nếu bạn không am hiểu nghiệp vụ này thì hãy liên hệ với các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
Thông tin cần nắm về thủ tục nhập khẩu cầu trục
Cầu trục là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động thương binh và xã hội. Do đó thủ tục nhập khẩu cần trải qua nhiều bước, nhiều thủ tục và có nhiều loại giấy tờ để cầu trục được thông quan.
Thủ tục khi nhập khẩu
Bên cạnh thủ tục hải quan như hàng hóa thông thường thì tùy từng mặt hàng cầu trục mà bạn cần thêm một số thủ tục khác như kiểm tra hàng hóa trước thông quan hoặc làm chứng nhận/hợp chuẩn/công bố hợp quy,....
Thủ tục nhập khẩu cầu trục như thế nào
Các thủ tục cần thực hiện được quy định cụ thể dựa trên hàng hóa mà doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu về. Do đó, bên cạnh việc mở tờ khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu thì đơn vị cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đúng quy định.
Hồ sơ nhập khẩu hải quan
Đối với hồ sơ hải quan nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
-
Tờ khai hải quan
-
Commercial Invoice - Hóa đơn thương mại
-
Packing List - Phiếu đóng gói hàng hóa
-
Bill of lading - Vận đơn
-
Certificate of origin - Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ
-
Các chứng từ liên quan đến kiểm tra chuyên ngành
-
Các chứng từ khác (nếu có)
Quy định liên quan đến chính sách thuế khi nhập khẩu cầu trục
Khi nhập khẩu cầu trục về Việt Nam, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tùy vào loại hàng nhập khẩu mà mức thuế sẽ có sự chênh lệch. Bởi vì chính sách thuế của từng loại cầu trục có sự khác biệt nhất định. Với mặt hàng cầu trục, mức thuế cần nộp là:
Quy định về thuế nhập khẩu cầu trục
-
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%
-
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0-5%
Để biết mặt hàng cầu trục nhập khẩu có chính sách thuế như nào, bạn hãy liên hệ với đơn vị dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ tốt nhất.
>>Xem thêm: Tên tiếng anh của các loại cầu trục phổ biến hiện nay
Hy vọng những chia sẻ trên của SHM bạn đã nắm được những thông tin liên quan tới cầu trục nhập khẩu. Tuy nhiên để áp dụng những kiến thức trên vào thực tế một cách chính xác đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu và có chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu bạn có bất kỳ khúc mắc nào, hãy liên hệ với SHM để được tư vấn kịp thời.