Cầu trục sử dụng để nâng hạ hàng hóa tải trọng lớn từ vài trăm kilogram đến vài trăm tấn được sử dụng nhiều trong các ngành khai thác, sản xuất, đóng tàu,... Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cầu trục và cần tìm một đơn vị chuyên sản xuất chế tạo cầu trục với chi phí tốt, hãy đến với SHM. Với trên 10 năm kinh nghiệm, SHM tự tin mang đến cho khách hàng những thiết bị cầu trục chất lượng, vui lòng liên hệ trực tiếp theo số 0967.993.186.
1. Cầu trục là gì?
Cầu trục (tiếng Anh: overhead crane) là một thiết bị nâng hạ và di chuyển vật nặng, hàng hóa tải trọng lớn, sử dụng phổ biến trong nhà xưởng, nhà máy sản xuất, thủy điện, bến bãi,... Với các công việc nâng hạ tải nặng liên tục, sử dụng cầu trục giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng hạ, tối ưu năng suất sản xuất và an toàn cho người lao động.
2. Các loại cầu trục phổ biến hiện nay
Cầu trục được chia thành nhiều loại khác nhau, theo mỗi nhu cầu công việc mà người ta sẽ sử dụng một dạng cầu trục riêng biệt sao cho phù hợp nhất với yêu cầu công việc đề ra. Tuy nhiên, phổ biến nhất trên thị trường hiện nay sẽ gồm 2 loại cầu trục chính là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi. Dưới đây là tổng hợp các loại cầu trục thường gặp:
-
Cầu trục dầm đơn: Với thiết kế một dầm chính chữ I, H hoặc dầm hộp tổ hợp tải trọng nâng từ 500kg đến 20 tấn.
-
Cầu trục dầm đôi: Với dầm chính kết hợp từ hai dầm đơn đặt song song tăng khả năng chịu tải và ổn định, tải trọng nâng từ vài tấn đến vài trăm tấn.
-
Cầu trục dầm treo: là loại cầu trục gần giống với cầu trục dầm đơn cũng sử dụng 1 dầm chính nhưng được treo dưới khung dầm đỡ ray. Loại này tải trọng nâng không lớn thích hợp với các nhà xưởng có kích thước nhỏ, không gian hẹp.
-
Cầu trục monorail: với một dầm chính là đường ray đơn (biên dạng: thẳng, chữ U, chữ S), gắn lên trần của nhà xưởng có thể là trần bê tông hoặc khung dầm thép, tải trọng nâng thường dưới 5 tấn, thường sử dụng trong hệ thống sản xuất tự động.
-
Cầu trục xoay: thiết kế kiểu cột trục có thể xoay 360 độ, dầm chính chữ I, H hoặc dầm tổ hợp, tải trọng nâng nhỏ dưới 5 tấn và được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp tự động.
-
Cầu trục gian máy: là loại cầu trục chuyên sử dụng trong các công trình thủy điện, nhiệt điện hoặc các nhà máy xử lý chất thải, xử lý nước thải. Nhìn gần giống với cầu trục dầm đôi nhưng được thiết kế và chế tạo với kích thước lớn hơn, đồ sộ hơn.
Cầu trục có những loại nào?
3. Cấu tạo cầu trục gồm những chi tiết nào
Bạn thấy rằng có khá nhiều các loại cầu trục khác nhau liệt kê ở mục 2, tuy nhiên chúng đều được thiết kế theo một cấu tạo tiêu chuẩn với các cụm chi tiết chính có tên gọi giống nhau gồm:
-
Dầm chủ (dầm chính)
-
Dầm biên (dầm đầu)
-
Bánh xe (lắp trên dầm biên)
-
Động cơ dầm biên
-
Pa lăng hoặc xe con (đây là thiết bị nâng tải)
-
Ray chạy cho cầu trục
-
Hệ điện điều khiển: tủ điện, hệ cấp điện pa lăng (hệ điện ngang), hệ cấp điện dọc đường chạy.
-
Phụ kiện kết nối: bulong, đai ốc, chốt định vị,...
-
Cabin cầu trục (với cầu trục gian máy hoặc cầu trục cỡ lớn)
Cấu tạo cầu trục
4. Hình ảnh cầu trục trong thực tế
Cầu trục dầm đôi 10 tấn lắp đặt tại Cảng Xuân Thành - Hà Nam
Cầu trục dầm đôi 20 tấn do SHM lắp đặt tại nhà máy Vinfast - Hải Phòng
Cầu trục dầm đơn 2 tấn lắp - Cơ Khí Thành Vinh
Cầu trục đầm đơn 5 tấn do SHM lắp đặt cho ITCOM
Cầu trục dầm đơn 500kg lắp đặt tại KCN Bắc Ninh
Cầu trục dầm treo 5 tấn sử dụng pa lăng Sungdo
Cầu trục gian máy sử dụng xe tời cỡ lớn
Cầu trục monorail sử dụng pa lăng STAHL
Cầu trục monorail sử dụng pa lăng xích điện
Cầu trục quay lắp đặt tại nhà máy Vinfast
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng, nhà máy sản xuất hãy liên hệ ngay với SHM theo hotline 0983.648.885 để trao đổi trực tiếp. SHM sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và lên các phương án chế tạo tối ưu nhất giúp khách hàng tối ưu chi phí tối đa.