Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng như cầu trục, cổng trục có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định an toàn kỹ thuật. Kiểm định cầu trục hoặc kiểm định an toàn cầu trục là yêu cầu bắt buộc với mọi tổ chức, doanh nghiệp vận hành thiết bị này. Vậy hồ sơ kiểm định cầu trục bao gồm những gì? và quy trình kiểm định như thế nào? Cùng SHM tìm hiểu nhé.
Cầu trục có bắt buộc phải kiểm định không?
Cầu trục là hệ thống máy móc có chức năng nâng hạ vật dụng, hàng hóa có trọng lượng lớn. Ngày nay ứng dụng thực tế của cầu trục trong các nhà máy, công xưởng, cảng, các công trình thủy lợi rất phổ biến. Đây là thiết bị không thể thiếu trong quá trình thi công các công trình trên. Cùng với đó, việc kiểm định cầu trục là một hành động quan trọng và cần thiết trong quá trình vận dụng thiết bị này.
Lý do phải kiểm định cầu trục
-
Kiểm định cầu trục giúp phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như đứt cáp, dây phanh bị tuột, phanh chuyển động gặp sự cố, rò rỉ điện gây nguy hiểm cho hệ thống và con người.
-
Kiểm định đúng cách giúp tìm ra những sự cố không thể phán đoán bằng mắt thường và để dự đoán, phát hiện trước các nguy cơ tiềm ẩn cần phải sửa chữa, cải tiến trong máy móc.
-
Với những loại cầu trục sử dụng trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người như cầu cảng, kho xưởng thì việc kiểm định là bắt buộc.
Hồ sơ kiểm định cầu trục bao gồm những gì?
Sau đây là những hồ sơ cần chuẩn bị khi kiểm định cầu trục.
Kiểm định lần đầu
-
Hồ sơ cầu trục.
-
Giấy tờ tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực.
-
Bản vẽ thiết kế có đầy đủ kích thước chính.
-
Hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, bảo hành.
-
Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng.
-
Các chứng chỉ của kim loại chế tạo và kim loại hàn.
-
Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng mối hàn.
-
Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
-
Báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra chống sét, tiếp đất, điện trở cách động cơ và thiết bị bảo vệ (nếu có).
-
Hồ sơ lắp đặt của cầu trục.
-
Giấy chứng nhận theo quy định của tổ chức có thẩm quyền kiểm định.
Lập hồ sơ kiểm định cầu trục
Kiểm định định kỳ
-
Thời hạn kiểm tra định kỳ cầu trục là 3 năm.
-
Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định của lần kiểm định trước.
-
Hồ sơ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, vận hành, biên bản thanh tra, kiểm tra.
-
Sau khi sử dụng cầu trục 3 năm bắt buộc phải kiểm định định kỳ.
Kiểm định bất thường
-
Khi cần cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo.
-
Khi thay đổi vị trí lắp đặt: bổ sung hồ sơ lắp đặt.
-
Biên bản kiểm định của cơ quan chức năng (nếu có).
-
Kết quả kiểm định đạt yêu cầu khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo được các tiêu chuẩn thì các cơ sở phải có biện pháp khắc phục, bổ sung.
Thời hạn kiểm định cầu trục là bao lâu?
Thông thường, cầu trục có thời hạn kiểm định là 3 năm. Đối với loại cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm. Hạn kiểm tra định kỳ của cầu trục có thể bị rút ngắn hơn bởi các quy định khác của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của đơn vị sử dụng.
Các bước kiểm định cầu trục
Quy trình kiểm định cầu trục được diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Các bước kiểm định cầu trục
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của cầu trục
Đây là bước đầu tiên mà đơn vị cần thực hiện để xem xét cầu trục có gặp vấn đề gì không. Đơn vị cần tiến hành xem xét các bản vẽ, các lần bảo trì, sửa chữa, thay thế trước đó ảnh hưởng tới cầu trục như thế nào.
Kiểm tra kỹ thuật cầu trục
Kiểm tra kỹ thuật sẽ biết được cầu trục có vận hành ổn định và các bộ phận của cầu trục có được lắp ráp đúng tiêu chuẩn hay không, hệ thống vận hành có hoạt động trơn tru hay gặp trục trặc ở đâu không, biến dạng hay thiếu sót bộ phận hay không, thiết bị có chuẩn với hồ sơ chưa. Kỹ thuật viên sẽ kiểm nghiệm từ bộ phận, cơ cấu, sau đó đánh giá tình trạng thiết bị hiện tại.
Thử nghiệm cầu trục
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì kỹ sư sẽ thử không tải hoạt động các cơ cấu, phanh, hãm, thiết bị điện, ánh sáng, tín hiệu cảnh bảo,... Đồng thời thử tải tĩnh ở tải trọng 125%SWL và 110%SWL.
Chi tiết quá trình kiểm định cầu trục vận hành an toàn
Kết quả kiểm định
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra thì đơn vị kiểm định sẽ lập biên bản có chữ ký của các bên liên quan, tóm tắt nội dung kiểm định và tình trạng hỏng hóc nếu có. Cuối cùng thì dán tem kiểm định đạt yêu cầu và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
>>Xem thêm: Chi Phí Kiểm Định Cầu Trục Hết Bao Nhiêu?
Nếu quý khách có nhu cầu lập hồ sơ kiểm định cầu trục thì hãy liên hệ với SHM để được tư vấn sớm nhất. Hy vọng thời gian tới, SHM sẽ có cơ hội hợp tác với quý khách trong quá trình đảm bảo chất lượng thiết bị cầu trục vận hành hiệu quả.