Cầu trục là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó việc kiểm định cầu trục trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Việc kiểm định phát hiện hư hỏng trong máy móc cầu trục, từ đó giúp khắc phục các lỗi và vận dụng tối đa công năng sử dụng. Cùng với đó, vấn đề phí kiểm định cầu trục cũng rất được quan tâm. Cùng SHM tìm hiểu nhé!
Kiểm định cầu trục là gì?
Kiểm định cầu trục còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục. Đây là quá trình đánh giá các tình trạng kỹ thuật của thiết bị cầu trục với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, từ đó đảm bảo an toàn của thiết bị trong quá trình sử dụng.
Thế nào là kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục là một quy trình bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi đưa thiết bị này vào sản xuất. Các hình thức kiểm định an toàn cầu trục bao gồm:
-
Kiểm định cầu trục lần đầu: Thực hiện sau khi lắp đặt cầu trục và trước khi đưa vào sử dụng.
-
Kiểm định định kỳ: Thực hiện sau khi hết thời hạn kiểm định trên phiếu kết quả kiểm định cầu trục.
-
Kiểm định bất thường: Thực hiện sau khi cầu trục được cải tiến, sửa chữa hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục, khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc dừng sử dụng trên 12 tháng.
Hồ sơ kiểm định cầu trục bao gồm những gì?
Hồ sơ kiểm định cầu trục tùy vào từng hình thức kiểm định cầu trục. Sau đây là những giấy tờ cơ bản trong quá trình kiểm định:
Chuẩn bị hồ sơ kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục lần đầu
-
Hồ sơ chi tiết của cầu trục.
-
Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực.
-
Bản vẽ thiết kế ghi đầy đủ các kích thước chính.
-
Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cầu trục.
-
Hồ sơ xuất xưởng.
-
Các chứng chỉ liên quan tới kim loại chế tạo, kim loại hàn.
-
Kết quả kiểm định mối hàn.
-
Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
-
Báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra chống sét, tiếp đất, điện trở cách điện động cơ và thiết bị bảo vệ.
-
Hồ sơ lắp đặt.
-
Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cung cấp.
Kiểm tra định kỳ
-
Lý lịch, biên bản kiểm định, phiếu kết quả kiểm định lần trước đó.
-
Hồ sơ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, vận hành; biên bản thanh tra, kiểm tra.
Kiểm định bất kỳ
-
Trường hợp sửa chữa, cải tiến: hồ sơ thiết kế cải tạo, biên bản nghiệm thu sau cải tạo.
-
Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần bổ sung hồ sơ lắp đặt.
-
Biên bản kiểm định của cơ quan chức năng (nếu có).
Chi phí kiểm định cầu trục chi tiết
Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là hoạt động kinh doanh có điều kiện và là nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới đủ điều kiện, năng lực thực hiện công việc này.
Giá kiểm định cầu trục
Giá kiểm định cầu trục được Nhà nước quy định phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên trọng tải làm việc của cầu trục. Tùy từng trường hợp khác nhau mà chi phí kiểm định cầu trục có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với SHM để biết thêm chi tiết.
Quy trình kiểm định cầu trục chi tiết nhất
Quy trình kiểm định kỹ thuật cầu trục được tiến hành qua các bước cơ bản sau:
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
-
Kiểm tra hồ sơ thiết kế.
-
Kiểm tra bản vẽ, lý lịch của cầu trục.
-
Xem xét nhật ký vận hành, sửa chữa và bảo trì.
-
Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước.
Kiểm tra kỹ thuật
-
Kiểm tra vị trí lắp đặt và các biện pháp an toàn.
-
Khảo sát tính đồng bộ của cầu trục bằng cách đối chiếu hồ sơ kỹ thuật.
-
Kiểm nghiệm các bộ phận, cơ cấu (kết cấu thép liên kết và kim loại, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, di chuyển, đường ray,...).
-
Khảo sát tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, chống quá tải, hạn chế hành trình, tín hiệu cảnh báo di chuyển,...)
-
Kiểm tra điện trở cách điện và điện trở nối đất.
-
Kiểm tra sai sót trên kim loại và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy.
Chi tiết quy trình kiểm định cầu trục
Thử nghiệm cầu trục
Sau khi các bước trên có kết quả đạt yêu cầu thì tiếp đó sẽ là thử nghiệm cầu trục.
-
Kiểm tra hoạt động của tất cả cơ cấu, trang bị điện, các thiết bị an toàn phanh, hãm, thiết bị điều khiển, tín hiệu cảnh bảo bằng cách thử không tải.
-
Thử tải lĩnh ở tải trọng 125%SWL.
-
Kiểm định tải động ở mức 110%SWL.
Lập hồ sơ kiểm định cầu trục
-
Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên có liên quan. Tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục và dán tem kiểm định khi đạt yêu cầu.
-
Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục.
Kiểm định cầu trục là một hoạt động cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về phí kiểm định cầu trục, hãy liên hệ ngay với SHM để được giải đáp nhanh nhất nhé.