Kết cấu thép cầu trục là các kết cấu chịu lực của cầu trục, được làm bằng thép hoặc kim loại có độ bền cao, chịu lực tốt. Thông thường kết cấu thép của cầu trục sẽ được làm bằng thép SS400, Q345, C45, L55, G65. Nó có vai trò như một khung đỡ, chịu tải chính khi cầu trục nâng hạ và di chuyển hàng hóa nặng.
1. Các bộ phận thuộc kết cấu thép cầu trục
Để hình thành nên một kết cấu thép của cầu trục thì sẽ cần các bộ phận chính như sau:
-
Dầm chính: Là bộ phận quan trọng nhất của kết cấu thép cầu trục, đây là bộ phận chịu tải chính khi cầu trục hoạt động. Vì thế mà khối lượng thép sử dụng chế tạo dầm chính khá lớn nên cần được tính toán, thiết kế thật kỹ lưỡng. Hiện nay có hai loại dầm chính được sử dụng trong kết cấu thép của cầu trục, đó là dầm chữ I dùng cho cầu trục dầm đơn và dầm dạng hộp cho cầu trục dầm đơn hoặc cầu trục dầm đôi.
-
Dầm biên: Là bộ phận đóng vai trò tạo chuyển động để cầu trục di chuyển theo chiều dọc của nhà xưởng. Dầm biên có cấu tạo bao gồm khung thép, bánh xe (2 bánh xe chuyển động, 2 bánh xe bị động) và động cơ liền hộp giảm tốc. Dầm biên được nối với dầm chính bằng bulong đai ốc và mối hàn.
-
Dầm đỡ ray di chuyển: Là hệ thống ray đỡ dọc nhà xưởng, có tác dụng đỡ toàn bộ cơ cấu nâng hạ cầu trục, trên ray đỡ có lắp đặt ray dẫn hướng dọc nhà xưởng. Tùy thuộc vào kích thước thực tế của nhà xưởng, thì chiều dày và dài của đường ray sẽ được tính toán sao cho hợp lý nhất.
Tổng quan kết cấu thép cầu trục dầm đôi
Kết cấu thép cầu trục (ảnh minh họa)
Đây là những bộ phận cơ bản trong kết cấu thép cầu trục. Trong một số trường hợp khác đối với cầu trục dầm đôi có tải trọng rất lớn, có thể lên đến hàng trăm tấn thì thông thường sẽ thêm một kết cấu thép như sau:
-
Lan can, thang leo: Lan can được lắp trực tiếp vào dầm chính để đảm bảo an toàn cho người vận hành khi di chuyển trên cầu trục.
-
Hệ thống cabin: Cabin được lắp dưới dầm chính song song với thiết bị nâng hạ. Bởi vì đối với những cầu trục có tải trọng lớn, người vận hành cầu trục phải có tầm nhìn đủ rộng thì mới có thể dễ dàng điều khiển được. Đồng thời cabin cũng được làm từ chất liệu thép có độ bền cao để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
2. Cách tính giá kết cấu thép trên cầu trục
Giá của kết của kết cấu thép thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: khối lượng thép, kích thước thép, chất lượng thép, chi phí gia công, chi phí vận chuyển. Để tính giá kết cấu thép của cầu trục, bạn có thể dựa theo công thức sau:
Giá = Khối lượng thép x Giá thép + Chi phí vận chuyển + Chi phí gia công
Hiện nay, giá thi công kết cấu thép trên cầu trục sẽ được tính từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Giá lắp đặt hệ thống đường ray chạy là 65.000 đồng/m2. Đây chỉ là mức giá ước lượng, có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo từng thời điểm và tương tự với giá thép cũng vậy.
Để dễ hình dung hơn về cách tính giá kết cấu thép của cầu trục, bạn hãy xem chi tiết ở ví dụ sau: Một cầu trục dầm đơn có tải trọng 5 tấn, khẩu độ 10 mét, cao 5 mét. Theo như khối lượng ước tính thép cần để sử dụng là 10 tấn, giá thép hiện đang là 15.000.000 đồng/tấn. Chi phí để gia công 80.000.000 đồng, chi phí vận chuyển 20.000.000 đồng. Vậy giá kết cấu thép của cầu trục này sẽ là:
10 (tấn) x 15.000.000 (VNĐ/tấn) + 80.000.000 VNĐ + 20.000.000 VNĐ = 250 triệu.
3. Cách sử dụng kết cấu thép cầu trục lâu dài
Để sử dụng kết cấu thép cầu trục được lâu dài trong các môi trường làm việc khắc nghiệt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Làm sạch bề mặt kết cấu thép: Để tránh kết cấu thép bị han gỉ trong thời gian dài sử dụng thì cần đặc biệt chú trọng vào công tác làm sạch bề mặt kết cấu thép trước khi phủ sơn chống rỉ cũng như sơn các lớp màu.
-
Chọn loại sơn phù hợp: Nên sử dụng những loại sơn phù hợp với kết cấu thép, còn hạn sử dụng và được phân phối bởi các nhà cung cấp chính hãng.
-
Tuân thủ đúng quy trình sơn: Việc tuân thủ đúng quy trình sơn tưởng chừng như đơn giản lại trở nên rất khó khăn do đó cần đặc biệt chú ý.
-
Bảo dưỡng kết cấu thép kịp thời: Cuối cùng, muốn có sản phẩm kết cấu thép bền, đẹp trong suốt quá trình sử dụng thì khách hàng cũng phải thường xuyên chú ý đến các bộ phận bị cọ sát để có thể sửa chữa kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông vô cùng chi tiết về kết cấu thép của cầu trục. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng tính được giá của kết cấu thép cầu trục và dự tính được mức chi phí đầu tư hợp lý. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp ngay lập tức thì hãy liên hệ với SHM qua hotline 0983.648.885 hoặc 0967.993.186.