Mỗi chuyển động trên cầu trục sẽ ứng với một cơ cấu di chuyển khác nhau. Thông thường, cầu trục sẽ di chuyển theo hai hướng là chuyển động dọc nhà xưởng (của xe cầu) và chuyển động ngang dầm chính (của pa lăng hoặc xe con) tương ứng với hai cơ cấu di chuyển. Mỗi cơ cấu di chuyển lại cần một hệ cấp điện khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Cơ cấu di chuyển cầu trục phổ biến
Hiện nay, cơ cấu di chuyển gồm hai dẫn động biên riêng biệt không có trục truyền động là cơ cấu di chuyển được dùng phổ biến. Hầu hết các loại cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm treo đều sử dụng cơ cấu di chuyển này. Xem hình bên dưới.
Cơ cấu di chuyển cầu trục hai dẫn động biên riêng biệt, không có trực chuyền động
Cấu tạo của cơ cấu này bao gồm:
-
Động cơ điện.
-
Khớp nối và phanh.
-
Hộp giảm tốc.
-
Khớp nối.
-
Bánh xe.
Ưu điểm của cơ cấu di chuyển cầu trục hai dẫn động biên riêng biệt không trục truyền động là:
-
Kết cấu nhỏ gọn.
-
Đảm bảo độ cứng vững của máy.
-
Tăng hiệu suất truyền động do không qua nhiều khớp và gối đỡ.
-
Không bị hạn chế chiều ngang lắp đặt như những loại cơ cấu nối trục.
2. Hệ cấp điện cho cơ cấu di chuyển cầu trục
Để cấp điện cho cơ cấu di chuyển cầu trục người ta sử dụng 2 hệ cấp điện là hệ cấp điện ngang và hệ cấp điện dọc. Trong đó:
- Hệ cấp điện ngang bao gồm ray điện an toàn, máng C, cáp dẹt, con lăn treo cáp, con lăn dẫn hướng,...
- Hệ cấp điện dọc bao gồm cáp điện 3P, 4P, 6P tương ứng với các tay lấy điện 3P, 4P, 6P, nối cáp điện, kẹp cáp điện và thiết bị kéo căng dây cáp.
Hệ cấp điện ngang và hệ cấp điện dọc cho cơ cấu di chuyển cầu trục
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về cơ cấu di chuyển cầu trục hoặc tư vấn về hệ cấp điện cho cầu trục vui lòng liên hệ SHM qua hotline 0983.648.885 - 0967.993.186.