Lắp đặt cầu trục đòi hỏi một quy trình chuẩn để đảm bảo an tòa cho người và thiết bị. Mỗi một đơn vị chế tạo cầu trục sẽ có một quy trình lắp đặt khác nhau. Cùng tham khảo quy trình lắp đặt cầu trục của SHM trong bài viết (xem video để rõ hơn).
1. Chuẩn bị lắp đặt cầu trục dầm đơn
Để lắp đặt cầu trục dầm đơn cho xưởng sản xuất của bạn thì cần chuẩn bị đầy đủ một số vấn đề sau:
-
Vị trí lắp đặt: Diện tích nhà xưởng cần đủ rộng để có thể đáp ứng được nhu cầu lắp đặt, nâng, lật các thiết bị như dầm chính, dầm biên, đường ray,...Tối thiểu chiều rộng từ 10 - 15m, chiều dài từ 20 - 30m.
-
Về dụng cụ: Bao gồm các thiết bị như xe nâng, cần cẩu, cờ lê, búa, bu - lông, thang, máy hàn, pa lăng điện, cầu trục,...
-
Về nhân sự: Cần có đơn vị lắp đặt cầu trục uy tín, chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với SHM - đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, lắp đặt cầu trục.
2. Quy trình lắp đặt cầu trục dầm đơn tại SHM
Quy trình lắp đặt cầu trục dầm đơn cho nhà xưởng sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Lắp đặt và cố định đường ray của cầu trục dầm đơn
Đầu tiên là đặt một bên ray của cầu trục vào dầm biên của trục dầm đơn (trung tâm chịu lực chính của cầu trục. Sau đó, dùng bu lông, ốc vít để cố định và hàn lại đường ray sao cho chắc chắn giữa các đầu mối của đường ray với dầm biên.
Tiếp theo, cần tiến hành đo khoảng cách và cố định đường ray cầu trục bên kia ở vị trí thích hợp.
Chi tiết quy trình lắp đặt cầu trục
Bước 2: Liên kết với dầm chính
Dầm chính của cầu trục dầm đơn là dầm hình chữ I hoặc dạng dầm hộp tổ hợp. Bạn sẽ cần tiến hành dùng xe nâng để nâng dầm chính lên và ghép dầm chính với hai đầu của dầm biên. Sau khi nâng lên được, sẽ dùng bu-lông, ốc vít cố định chắc chắn tại các đầu nối. Để đảm bảo an toàn hơn có thể sử dụng máy hàn để cố định lại bu - lông, phòng trường hợp khi di chuyển bu lông có thể rơi ra và gây nguy hiểm.
Bước 3: Kết nối dây cáp và các thiết bị điện
Tiếp theo, bạn sẽ cần cố định hộp điện và kết nối hệ thống dây cáp điện dầm chính và dầm biên của cầu trục. Sau đó, sẽ cần cố định động cơ và công tắc hành trình của cầu trục.
Bước 4: Kết nối với thiết bị nâng hạ
Với cầu trục dầm đơn thì thiết bị nâng hạ được sử dụng có thể là pa lăng xích điện hoặc pa lăng cáp điện. Nếu như bạn cần nâng hạ vật nặng với tốc độ nhanh, cáp nhả liên tục thì nên lựa chọn pa lăng cáp điện. Tuy nhiên, giá cả của pa lăng cáp điện sẽ cao hơn rất nhiều so với pa lăng xích điện.
Sau đó, sẽ tiến hành lắp ráp và cố định pa lăng vào dầm chính của cầu trục.
Bước 5: Kết nối điện
Tiến hành kết nối nguồn điện với hệ thống điện của cầu trục theo bản thiết kế chính xác nhất. Bao gồm kết nối tay bấm điều khiển hoặc điều khiển từ xa (nếu có), tủ điện, hộp điện và cấp nguồn tổng cho cầu trục.
Bước 6: Thử tải để kiểm tra vận hành của cầu trục
Sau khi lắp đặt xong cụm cẩu, bạn cần tiến hành thử tải cầu trục rồi mới có thể đưa vào vận hành được. Lưu ý để thử tải cầu trục thì phải thông qua đơn vị có thẩm quyền thì mới tiến hành thử tải được. Để thử tải của cầu trục sẽ cần tiến hành thử tải tĩnh và thử tải động:
-
Thử tải tĩnh: Cho pa lăng cầu trục nâng vật nặng có trọng lượng nâng gấp 1,25 lần so với tải trọng định mức. Ví dụ như tải định mức của cầu trục là 3 tấn thì cần thử tải tĩnh với vật có trọng lượng là 3.75 tấn trong vòng 10 phút, cách mặt đất 1 mét. Nếu như pa lăng có thể dừng đột ngột mà không bị trôi tải thì cầu trục 3 tấn đạt yêu cầu thử tải tĩnh
-
Thử tải động: Cho pa lăng nâng vật nặng có trọng lượng gấp 1.1 lần là 3.3 tấn và kiểm tra sự di chuyển của cầu trục.
Nếu như quá trình thử tải tĩnh và thử tải động đạt yêu cầu thì các kết quả thử tải sẽ được ghi vào biên bản kiểm định và cầu trục có thể vận hành ngay lập tức.
Trên đây là toàn bộ quy trình lắp đặt cầu trục dầm đơn cho nhà xưởng mà SHM đã thi công cho nhiều công trình khác nhau. Nếu như bạn muốn lắp đặt cầu trục dầm đơn với chi phí tối ưu nhất thì hãy liên hệ với SHM theo hotline 0965.222.589 - 0967.993.186.