Cần trục và cầu trục là hai thiết bị giúp giải phóng sức lao động của con người vô cùng hiệu quả. Thế nhưng liệu bạn đã biết cách phân biệt chính xác đâu là cần trục và cầu trục. Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của SHM để biết chi tiết hơn.
Khái niệm giữa cần trục và cầu trục
Trước tiên để có thể hiểu rõ sự khác nhau của cần trục và cầu trục thì chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm.
Cần trục
Cần trục được biết đến là một loại máy móc thiết bị nâng hạ làm việc theo chu trình giúp di chuyển đồ vật trong không gian ngoài trời. Thông thường tải trọng sẽ được treo bởi móc treo hoặc bởi thiết bị mang tải khác. Cần trục rất tiện dụng nhờ tính ứng dụng cao và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa. Với sức nâng lên đến 1 – 500 tấn được vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng, bãi hàng.
Khái niệm cần trục và cầu trục cần biết
Cầu trục
Khác với cần trục, cẩu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy... Thiết bị nâng hạ được sử dụng chủ yếu là tời điện hoặc Pa lăng được lắp trên cụm di chuyển dọc theo cầu trục. Thiết bị nâng hạ sẽ chạy trên ray I, trên bản cánh dưới của dầm chính và chạy trên bản cánh trên dầm chính. Khi vận hành cẩu trục người điều khiển bằng tay dùng hệ thống dẫn động điện.
>>Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo 5 loại cầu trục phổ biến nhất hiện nay
Cấu tạo của cần trục và cầu trục
Không chỉ có tên khác nhau mà cả hai thiết bị còn có cấu tạo khác nhau. Do đó, mọi người cần lưu ý ghi nhớ và phân biệt.
Cấu tạo cầu trục
Cấu tạo chính của cầu trục sẽ bao gồm 1 hoặc nhiều Pa lăng, gắn trên một khung xe con di chuyển trái phải được chạy dọc theo dầm chính cầu trục dạng đơn hoặc đôi. Ngoài ra, dầm chính cầu trục sẽ được liên kết với dầm biên tức cơ cấu di chuyển cầu trục ở cả hai đầu dầm chính dạng gối được đỡ bằng bu lông. Lúc này dầm biên sẽ đóng vai trò giúp cả bộ cầu trục di chuyển trên đường ray bố trí dọc theo chiều dài nhà xưởng.
-
Palang tên tiếng anh là Hoist tức thiết bị chính, đóng vai trò nâng, hạ vật liệu và chịu trách nhiệm cơ cấu di chuyển dọc theo dầm chính theo hai chiều trái - phải. Có hai loại palang chính hiện nay là palang xích và palang cáp điện đều có đầy đủ cơ cấu tủ điện điều khiển, bộ cơ cấu tang cuốn, động cơ, tay bấm điều khiển đi kèm.
Thông tin về cấu tạo cầu trục dễ hiểu
-
Dầm chính cầu trục hay tên tiếng anh là main girder có cấu tạo dạng chữ I. H hoặc dạng hộp và có kiểu 1 dầm hoặc 2 dầm tùy vào loại cầu trục. Thiết kế dầm chính cầu trục sẽ phụ thuộc vào kích thước nhà xưởng thực tế sao cho phù hợp nhất.
-
Dầm biên hay dầm đầu tên tiếng anh là End Carriage có cấu tạo dạng hộp, được gia công chính xác để gắn liền với cơ cấu động cơ di chuyển cầu trục.
-
Thiết bị điện cầu trục sẽ bao gồm toàn bộ hệ thống cấp điện cho palang, toàn bộ hệ thống cấp điện cho cầu trục cũng như bộ phận tủ điện điều khiển cầu trục.
Cấu tạo cần trục
Còn đối với cấu tạo của thiết bị cần trục thì sẽ phổ biến nhất là cần trục tự hành sử dụng động cơ đốt trong để phát lực. Lúc này máy sẽ được trang bị hệ thống chuyển động bằng bánh xích hoặc bánh lốp có tính cơ động cao nhằm cho phép di chuyển trong một phạm vi rộng. Chính vì thế các loại cần trục được ứng dụng rộng rãi trong việc bốc dỡ hàng hóa, nâng chuyển hoặc lắp ráp cơ cấu kiện tại các bãi hàng.
Ứng dụng của cầu trục và cần trục trong thực tế
Ứng dụng của cần trục và cầu trục
Như đã nói ở trên thì cả hai thiết bị cần trục và cầu trục đều mang tính ứng dụng cao tại các kho bãi, nhà xưởng nhằm hỗ trợ nâng đỡ, bốc vác hàng hóa.Với chi phí đầu tư ban đầu tương đối phù hợp, sản phẩm giúp giải phóng sức lao động con người vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên sẽ tùy vào môi trường lao động mà mọi người sẽ chọn giữa cần trục và cầu trục sao cho phù hợp nhất.
Toàn bộ thông tin về cần trục và cầu trục cũng như cách phân biệt cơ bản đã được SHM hướng dẫn các bạn. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc tìm được cho mình đáp án phù hợp nhất.