Hiện nay, cầu trục được biết đến là một thiết bị hỗ trợ di chuyển và nâng hạ hàng hóa, vật liệu có trọng lượng lớn được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, công trình của các đơn vị sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Vậy cụ thể cầu trục có các loại cơ bản nào và cấu tạo của các loại đó ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo các loại cầu trục phổ biến nhất hiện nay ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Cấu tạo các loại cầu trục thông dụng
Cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, trên đó lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hay dầm của nhà xưởng, nên còn gọi là cầu lăn. Cầu trục được phân thành nhiều loại khác nhau theo kết cấu kiểu dầm, hình dáng và công dụng.
Về cơ bản, có 6 loại cầu trục phổ biến được sử dụng nhiều trong các công nghiệp hiện nay. Đó là: cầu trục dầm đôi, dầm đơn, dầm treo, chữ A, dầm xoay, monorail. Cấu tạo của các loại cầu trục này cụ thể như sau:
1.1 Cấu tạo cầu trục dầm đơn
Đây là loại cầu trục phổ biến được nhiều công trình lựa chọn, bởi vì có rất nhiều ưu điểm so với các loại cầu trục khác. Cầu trục dầm đơn có thiết kế tối giản gồm 1 dầm chính, rất dễ lắp đặt, và có thể được cố định gần mái nhà nên không tốn diện tích. Cầu trục dầm đơn có nhiều loại trọng tải khác nhau như: Cầu trục dầm đơn 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn,...Tùy vào mục đích sử dụng mà các nhà máy, xí nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
Về cấu tạo, cầu trục dầm đơn gồm có các bộ phận cơ bản là: Dầm chính, dầm biên, palang (thiết bị nâng chính), đường ray di chuyển cầu trục, thiết bị tủ điện điều khiển, hệ điện dọc, hệ điện ngang, Thiết bị an toàn và tay bấm điều khiển dây hoặc điều khiển từ xa.
1.2 Cấu tạo cầu trục dầm đôi
Không giống như cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi được thiết kế với 2 dầm chính. Vì vậy, cầu trục dầm đôi mang đến nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng. Tải trọng nâng của cầu trục dầm đôi cao hơn rất nhiều so với tải trọng của cầu trục dầm đơn. Một số mức tải trọng phổ biến của cầu trục dầm đôi là: 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn….
Về cấu tạo, cầu trục dầm đôi cũng gồm có các bộ phận cơ bản như cầu trục dầm đơn đó là: Dầm chính, dầm biên, palang (thiết bị nâng chính), đường ray di chuyển cầu trục, thiết bị tủ điện điều khiển, hệ điện dọc, hệ điện ngang, thiết bị an toàn và tay bấm điều khiển dây hoặc điều khiển từ xa. Điểm khác biệt cơ bản của cầu trục dầm đôi là thiết kế 2 dầm so với cầu trục dầm đơn chỉ có 1 dầm.
1.3 Cấu tạo cầu trục dầm treo
Cầu trục dầm treo hay còn được gọi là cầu trục treo. Đây cũng là một thiết bị nâng hạ và di chuyển vật nặng giống như các loại cầu trục khác. Nhưng nó có tên gọi là cầu trục dầm treo bởi vì, cầu trục này có đường ray hoạt động được gắn lên các vì kèo hay trần nhà mà không phải là gắn trên dầm biên.
Về cấu tạo, cầu trục dầm treo cũng tương tự như cầu trục dầm đôi và dầm đơn. Đó là bao gồm các bộ phận như: Dầm chính, dầm biên, palang (thiết bị nâng chính), dầm đỡ, thiết bị tủ điện điều khiển, hệ điện dọc, hệ điện ngang, thiết bị an toàn và tay bấm điều khiển dây hoặc điều khiển từ xa. Điểm khác biệt nổi bật đó là dầm đỡ cầu trục sẽ được làm áp mái, liên kết với vì kèo nhà xưởng để treo dầm cầu trục lên.
1.4 Cấu tạo cẩu trục xoay
Cẩu trục xoay hay cũng được gọi là cầu trục xoay (cách gọi theo từng vùng miền) dùng palăng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong một phạm vi bán kính đã được tính toán sẵn khi lắp đặt. Cẩu trục xoay có các loại tải trọng từ 0.5 đến 10 tấn. Nó có kết cấu gọn, không chiếm quá nhiều diện tích lắp đặt mà giá thành đầu tư lại không lớn nên những kho hàng, nhà xưởng cần tải trọng nhỏ và vừa từ 0.5 đến 5 tấn thường lắp đặt.
Cẩu trục xoay được dùng rất nhiều trong các dây chuyền cấp liệu hay bảo trì và xuất nhận hàng hóa… Về cấu tạo của cẩu trục quay sẽ bao gồm 4 bộ phận cơ bản là: Chân đế cột, thân cột, cần với và palang nâng hạ. Ngoài ra, nó còn có các bộ phận khác như bộ điều khiển bằng tay hoặc từ xa, nguồn điện và một số phụ kiện.
1.5 Cấu tạo cầu trục monorail
Đây một dạng biến thể khác của cầu trục dầm đơn. Vì vậy, về cơ bản nó có cấu tạo các bộ phận tương tự như cầu trục dầm đơn. Điểm khác biệt của cầu trục monorail đó là 2 đầu cầu trục sẽ được gắn cố định chứ không di chuyển được giống cầu trục dầm đơn. Ngoài ra, dầm chạy của cầu trục monorail cũng có thể được uốn cong chữ U hay vòng tròn theo tuyến đường di chuyển.
Đây cũng là loại cầu trục được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Cầu trục monorail được cấu tạo từ ray dẫn, hệ điện dọc dầm, pa lăng,... Với thiết kế này, cầu trục monorail giúp người sử dụng dễ dàng và tiết kiệm được diện tích.
2. Tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo cầu trục
Cầu trục là loại thiết bị chuyên dụng được sử dụng để nâng, hạ hoặc di chuyển hàng hóa hay các vật nặng trong các nhà xưởng, nhà kho, xí nghiệp và những công trình khác nhau. Cầu trục hoạt động theo chu kỳ và được lắp đặt cố định cho phép chịu được các mức tải trọng từ 1 tấn cho đến 500 tấn, hoặc hơn tùy vào loại cầu trục.
Khi thiết kế và chế tạo các loại cầu trục thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo cầu trục của từng quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, việc thiết kế và chế tạo cầu trục cần phải đáp ứng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4244-2005. Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với các thiết bị nâng, hạ trong việc thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
Trên đây là thông tin chi tiết về 5 loại cầu trục đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã nắm được cấu tạo cơ bản của mỗi loại cầu trục. Từ đó, bạn có thể chọn được loại cầu trục phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như địa điểm mà mình cần lắp đặt.