Cổng trục chân dê

Cổng trục chân dê hay còn được gọi là cổng chân dê, cổng trục thủy điện,...và thường được sử dụng chủ yếu tạo các nhà máy thủy điện. Mục đích sử dụng của loại cổng trục này là để nâng hạ các cửa van (nhà máy thủy điện), đập xả nước, các lưới chắn rác,...

  • Tải trọng nâng : Từ 5 tấn đến 100 tấn.
  • Khẩu độ: Từ 3m - 25m.
  • Chiều cao nâng: Từ 15m - 100m.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0983.648.885 - 0967.993.186 hoặc Zalo, Messenger để nhận tư vấn chi tiết.

hoặc
Để lại số điện thoại để được tư vấn

Thông tin sản phẩm

Cổng trục chân dê là một trong những loại cổng trục được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp khai thác cũng như trong các nhà máy thủy điện. Vậy cổng trục chân dê có cấu tạo, đặc điểm và cách vận hành nó như thế nào? Hãy cùng với SHM theo dõi chi tiết ở bài viết dưới đây để có thể giải đáp được các thắc mắc trên.

1. Cấu tạo cổng trục chân dê

Cổng trục chân dê được cấu tạo bởi các thành phần chính sau đây:

Kết cấu thép:

  • Dầm chính: Đây chính là vị trí chịu lực chính của cả hệ cổng trục và thường là kiểu dầm hộp với tính ổn định, an toàn cao.
  • Chân cổng trục: Thường là có kết cấu dầm hộp và được thiết kế theo kiểu chân đơn hoặc chân kép tùy thuộc vào tải trọng của cổng trục chân dê.
  • Dầm biên: Bao gồm dầm hộp, cụm bánh xe di chuyển và động cơ truyền động.

Xe con cổng trục:

  • Cổng trục chân dê thường sử dụng xe con có 2 móc nâng. Đây là 2 móc đồng tải, đồng tốc, được truyền động độc lập thông qua động cơ nâng riêng biệt.
  • Xe con thường hoạt  động theo 4 hướng đó là lên - xuống - trái - phải và di chuyển dọc theo ray.
  • Chế độ làm việc của xe con cổng trục: FEM(1Am, 2m)/ ISO(M4, M5).
  • Tải trọng nâng xe con: từ 2 tấn đến hơn 100 tấn.

Cổng trục chân dê tại nhà máy thủy điện
Cổng trục chân dê tại nhà máy thủy điện

Hệ điện cổng trục:

  • Hệ điện ngang: Dùng kiểu sâu đo, máng C, cáp mềm dẹt được lắp đặt song song với dầm chính để cấp nguồn điện cho xe con.
  • Tủ điều khiển cho cổng trục chân dê: Bao gồm 1 tủ điều khiển cho cơ cấu nâng (động cơ nâng) công suất từ 0.4 Kw đến 630 Kw và 1 tủ điều khiển cho cơ cấu di chuyển cổng trục (động cơ dầm biên) công suất từ 0.2 Kw đến 18.5 Kw.
  • Hệ điện dọc: Sử dụng tang cuốn cáp điện hoặc rulo cuốn cáp điện. Tùy thuộc vào công suất của cổng trục thì rulo sẽ có chiều dài và kích thước cáp nguồn khác nhau.

Hệ ray của cổng trục:

Cổng trục thường sử dụng ray P hay còn gọi là ray xe lửa với các thanh ray tiêu chuẩn như P24, P30, P38, P43,...để làm đường chạy dọc.

2. Đặc điểm cổng trục chân dê

Cổng trục chân dê có kết cấu rất đa dạng nhưng đều đảm bảo cấu tạo bao gồm dầm chịu lực (dầm chính), hệ thống xe con hoặc pa lăng gồm 2 móc tải có tải trọng nâng và tốc độ bằng nhau. Và hệ thống xe con sẽ được đặt phía trên của dầm chính và di chuyển dọc dầm này.

Hệ thống xe con của cổng trục chân dê
Hệ thống xe con của cổng trục chân dê

Ngoài ra, cổng trục chân dê còn có một số đặc điểm như sau:

  • Cổng trục chân dê có khả năng nâng hạ vật nâng đa dạng các mức tải trọng từ 5 tấn đến 100 tấn.
  • Cổng trục chân dê có kết cấu vô cùng đa dạng với công xôn hoặc không, chân đơn hoặc kép,..., nên dễ dàng đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. 
  • Nó thường được lắp đặt để hoạt động ngoài trời và chịu được sự tác động bởi các yếu tố môi trường.
  • Kết cấu thép mạ kẽm kết hợp với lớp sơn chuyên dụng giúp tăng khả năng chống han gỉ hay ăn mòn của nước biển và hóa chất.
  • Nó hoạt động không phụ thuộc vào thiết kế nhà xưởng và chiều cao nâng hạ không hạn chế.
  • Thiết bị này có một nhược điểm bất lợi là chỉ làm việc ở địa hình bằng phẳng, không gồ ghề. Do đó, khi lắp đặt thiết bị này ở các công trình thủy lợi thì cần phải làm thêm phần móng để mặt bằng được bằng phẳng hơn.
  • Vì là thiết bị chuyên dụng nên chi phí lắp đặt thiết bị này thường cao hơn so với các thiết bị nâng hạ công nghiệp khác.

3. Thời gian thi công và chế độ bảo hành cổng trục chân dê

Cổng trục chân dê với đặc thù là loại cổng trục chuyên dụng, kết cấu dầm có nhiều chi tiết kỹ thuật, kết cấu thép đòi hỏi sự chính xác khá là cao. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, lắp đặt cổng trục, SHM dự đoán để hoàn thành toàn bộ hệ thống dầm cổng trục chân dê sẽ mất khoảng 80 - 90 ngày. Tính cả khoảng thời gian chuẩn bị các thiết bị nâng hạ như palang, xe con,...mất khoảng từ 30 - 40 ngày.

Chế độ bảo hành cho cổng trục chân dê mà SHM thi công, lắp đặt thì sẽ là 12 tháng kể từ khi cổng trục được nghiệm thu và bàn giao.

Thời gian thi công cổng trục chân dê sẽ mất khoảng 80 - 90 ngày
Thời gian thi công cổng trục chân dê sẽ mất khoảng 80 - 90 ngày

Việc lắp đặt cổng trục chân dê thì sẽ cần phải lên bản thiết kế chi tiết, rõ ràng cũng như dựa vào tính chất của công việc thì mới có thể lựa chọn được loại thiết bị nâng hạ phù hợp. Điều này sẽ tránh được tình trạng lãng phí ngân sách và tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Nếu như bạn cần tư vấn kỹ hơn về cổng trục chân dê thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với SHM qua hotline 0983.648.8850967.993.186 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gửi bình luận

nhận tư vấn

Gửi thông tin
(*) Sau khi "GỬI THÔNG TIN" chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. (*) Để được tư vấn và báo giá nhanh chóng hơn vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline 0983.648.885 - 0967.993.186