Để một chiếc pa lăng cầu trục hoạt động ổn định và có tuổi thọ lâu dài thì việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, do yếu tố công việc cũng như sự thiếu hiểu biết về thời gian bảo dưỡng khiến các bên sử dụng không có một lịch trình cố định. Do đó, trong bài viết này SHM sẽ trình bày cho bạn thời gian bảo dưỡng pa lăng cầu trục hiệu quả dễ dàng áp dụng trong thời gian vận hành thiết bị.
1. Bảo trì, bảo dưỡng pa lăng cầu trục định kỳ
Công việc bảo trì bảo dưỡng pa lăng cầu trục định kỳ có thể nói là công đoạn khá đơn giản và tiết kiệm thời gian. Pa lăng vốn là bộ phận quyết định sức nâng cũng như khả năng vận hành ổn định của máy móc cũng như quyết định tuổi thọ của cầu trục do đó, việc bảo dưỡng cần được chú trọng nếu muốn sử dụng thiết bị lâu dài.
Quy trình bảo dưỡng định kỳ được thực hiện qua những bước cơ bản như sau:
- Kiểm tra các mối nối, tính kết cấu chặt chẽ giữa các bộ phận chi tiết của pa lăng, đảm bảo các vị trí bu lông, đai ốc được siết chặt.
- Kiểm tra hộp dầu của pa lăng, đảm bảo lượng dầu bên trong phải ổn định ở một mức độ cho phép, không đổ quá nhiều sẽ gây tăng lực cản trong quá trình hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên, cũng không được đổ quá ít sẽ gây hao mòn bánh răng hoạt động của thiết bị. Để đảm bảo độ chính xác, bạn có thể sử dụng que thử dầu, mức bám dầu trên que phải đạt tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất.
- Đối với các loại cầu trục treo cần đảm bảo thao tác treo đúng cách, kiểm tra các sợi dây cáp đảm bảo không có hiện tượng rạn nứt, nứt rạn. Nếu độ mòn dây cáp vượt quá 5%-10% hoặc số sợi cáp đứt lớn hơn 6 thì nên thay mới hoàn toàn để đảm bảo năng suất làm việc của thiết bị. Ngoài ra, nếu chiều dài vẫn đáp ứng đủ cho công việc, bạn có thể cắt bớt cáp ở các vị trí đó.
Bảo trì bảo dưỡng pa lăng cầu trục định kỳ giúp thiết bị hoạt động ổn định hơn
2. Bảo dưỡng pa lăng cầu trục theo tháng
Bên cạnh việc bảo dưỡng định kỳ, một số chi tiết của pa lăng cầu trục cần được bảo dưỡng theo tháng, bao gồm các công việc sau:
- Kiểm tra và điều chỉnh ly hợp của máy, loại bỏ phần dầu thải đảm bảo không còn dầu cặn bên trong hộp chứa, nếu cần thiết thì thay loại dầu mới theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra hệ thống phanh của pa lăng cầu trục, nếu như hệ thống phanh xuất hiện hiện tượng rỗ hoặc má phanh bị mòn quá mức cho phép phải thay thế ngay để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Đây là một chi tiết rất quan trọng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vì vậy, nếu không có đủ chuyên môn bạn cần gọi các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng đến thực hiện.
- Điều chỉnh phần khe hở giữa guốc phanh và bánh phanh sao cho đạt tiêu chuẩn giá trị quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra các răng của bánh răng pa lăng có bị hở hay hư hỏng hay không để kịp thời sửa chữa.
Bảo dưỡng pa lăng cầu trục theo tháng
3. Bảo dưỡng pa lăng cầu trục theo năm
Công việc bảo dưỡng pa lăng cầu trục theo hàng năm sẽ bao gồm những công việc như sau:
- Kiểm tra lại hệ thống phanh, bộ điều khiển và bảng mạch điện: khi dây hãm và phanh bị mòn quá mức cho phép cần thay thế ngay. Lưu ý khe hở giữa dây hãm phanh và bánh phanh phải đối xứng và diện tích tiếp giáp không được nhỏ hơn 80% theo quy định. Cần loại bỏ các vết dầu thừa trên phanh để tránh tình trạng trượt phanh.
- Kiểm tra độ mòn của bánh xe, trục và ổ trục của pa lăng: độ mòn tiêu chuẩn quy định không được vượt quá 20%, nếu vượt quá quy định cần thay thế ngay lập tức.
- Kiểm tra móc cẩu và đường ray: đảm bảo móc cẩu không bị móp méo, độ mòn của móc và đường ray dưới 10%. Nếu vượt quá quy định cần thay thế ngay lập tức để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thời gian bảo dưỡng pa lăng cầu trục bạn cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt chính xác thời gian thực hiện hoạt động bảo dưỡng cho thiết bị của mình.