Palăng điện là loại thiết bị nâng hạ phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các kho bãi, công trường. Sản phẩm palang cáp điện chính là “trợ thủ” đắc lực giúp đỡ việc nâng hạ hàng hóa. Tuy nhiên, là một thiết bị máy móc, việc hỏng hóc trong quá trình sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng pa lăng cáp điện. Cùng theo dõi và tìm cách khắc phục nhé!
1. Động cơ hoạt động không ổn định
Sau khi khách hàng mua pa lăng, hãy lắp đặt theo hướng dẫn sử dụng, đấu dây theo sơ đồ nối dây. Nhưng trong quá trình sử dụng động cơ hoạt động không ổn định. Nguyên nhân do đâu? Theo lời khuyên của kỹ sư điện, vấn đề có thể nằm ở kích thước của dây nguồn. Sau khi khách hàng kiểm tra lại thì xác định vấn đề là do phần dây nguồn quá nhỏ không thể giúp mô tơ bật nguồn. Giải pháp lúc này là đổi sang một sợi dây nguồn lớn hơn. Mặt khác, có một mẹo nhỏ cho mọi người là trước khi lắp tời vào khung dầm bạn phải tiến hành lắp đặt và chạy thử máy để khắc phục lỗi.
Trước khi pa lăng cáp điện được đưa vào sử dụng, người dùng nên tra dầu mỡ vào các bánh xe của cụm di động. Từ đó giúp pa lăng hoạt động linh hoạt hơn. Nhưng cũng cần lưu ý lượng dầu mỡ bôi trơn quá nhiều sẽ gây dư thừa tạo ra lực cản trong quá trình động cơ hoạt động.
Động cơ pa lăng cáp điện sử dụng trên cầu trục
2. Dây cáp tải bị xù hoặc bị đứt sợi
Cuộn dây cáp trong pa lăng điện bị dập, đứt, rối cáp, vướng cáp là những tình huống thường gặp khi sử dụng pa lăng cáp điện. Nếu người dùng không dừng hoạt động ngay lập tức, cáp sẽ bị cuộn lại và gây ra hiện tượng bóp cáp, hư hỏng cáp năng hơn.
Ưu điểm của cấu tạo pa lăng cáp điện là được trang bị ống luồn cáp giúp hạn chế tối đa tình trạng rối cáp. Tuy nhiên, việc rối cáp là điều không thể tránh khỏi nếu không cẩn thận trong quá trình nới, cuốn cáp. Để cáp rối gây vướng víu của trong quá trình nâng hạ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mòn cáp.
Dây cáp pa lăng bị xù và nứt sợi
Palăng điện hoạt động ngoài trời trong một thời gian dài sẽ khiến cáp bị mòn và rỉ sét. Nhiều công trường dù cáp đã bị mòn nặng vẫn tiếp tục nâng hạ hàng hóa, tình trạng này sẽ gây mất an toàn. Trong quá trình tải vật có thể đứt cáp, gây tai nạn. Vì vậy, dây cáp phải được theo dõi thường xuyên và bôi trơn để giảm hiện tượng rỉ sét và mòn cáp. Nếu cáp bị hư hỏng nghiêm trọng, nghiêm cấm tiếp tục sử dụng và phải sửa chữa và thay thế.
3. Phanh bị kém dẫn đến trượt tải
Sau một thời gian dài pa lăng cáp điện của bạn sẽ gặp phải tình trạng phanh không ăn. Vấn đề này có thể do bề mặt ma sát của phanh trong quá trình sử dụng bám nhiều dầu. Lúc này, thân của pa lăng cáp điện cần được tháo ra và vệ sinh thật sạch sẽ.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến phanh kém có thể là má phanh đã bị mòn quá nhiều do phải làm việc quá nhiều và cần phải thay thế. Bên cạnh đó, có thể lò xo phanh của động cơ đã bị hỏng, cũng cần kiểm tra để thay thế.
Palăng điện bị mất phanh khi đang tải vật làm vật nhanh chóng rơi xuống. Cách khắc phục: Khi gặp tình trạng này cần bình tĩnh xử lý. Chúng ta cần ngay lập tức nhấn nút “lên” để đảm bảo sơ tán người dân ở gần cầu trục. Sau đó, nhấn nút "Xuống" để giải phóng sức nặng mà pa lăng phải mang. Sau khi đối tượng đã hạ xuống an toàn, cần tiến hành rà lại hệ thống phanh và thực hiện bảo dưỡng ngay lập tức.
Hệ thống phanh sử dụng trên pa lăng cáp điện cầu trục
4. Hệ thống điều khiển kém hiệu quả
Hệ thống điều khiển của pa lăng cáp điện không hoạt động tốt có thể do bị ẩm, cháy một số linh kiện trong tủ điện điều khiển trong thời thời gian sử dụng quá dài. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra lỗi điều khiển hoạt động kém hiệu quả có thể do bị va đập mạnh hoặc bị gián, chuột cắn dây trong bộ điều khiển. Giải pháp tốt nhất là sử dụng và bảo trì bộ điều khiển đúng cách.
Hệ thống điện sử dụng để điều khiển pa lăng cáp điện cầu trục
5. Động cơ nóng bất thường
Trong trường hợp bình thường, sử dụng trong vài giờ rồi nghỉ thì động cơ pa lăng cáp điện nóng là điều hết sức bình thường. Nhưng khi mới sử dụng mà động cơ lại nóng lên bất thường khiến pa lăng bị quá tải khi làm việc thì bạn nên chú ý đến trọng lượng của vật nâng để tránh nâng quá tải trọng so với tải trọng của pa lăng. Ngoài ra, hiện tượng nóng máy cũng có thể do động cơ không được bôi trơn, lúc này nên châm thêm một ít dầu. Cuối cùng, ma sát giữa má phanh và vành phanh cũng có thể làm tăng nhiệt độ của động cơ gây nên tình trạng tăng nhiệt đột ngột ở động cơ đốt.
6. Rò rỉ điện
Các thiết bị điện đôi khi bị rò rỉ điện là chuyện thường gặp. Nhưng nếu để lâu không khắc phục có thể lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Việc palăng bị rò điện có thể do côn trùng cắn vào dây điện, palăng không được nối đất, đường dây điện lâu ngày bị hư hỏng, hoặc dây tải không đủ tải,…
Để khắc phục điều này cần có một đường dây tải điện đủ tiêu chuẩn. Sau khi sử dụng cần kiểm tra xem dây có bị đứt hay mục không để thay.
>>Xem thêm: Hướng dẫn bảo dưỡng pa lăng cáp điện sử dụng trên cầu trục
Bài viết trên đây đã tổng hợp các lỗi thường gặp của pa lăng cáp điện. Những thông tin hữu ích trên có thể giúp quý khách hàng sớm phát hiện và khắc phục các lỗi của thiết bị một cách nhanh chóng. Đừng quên theo dõi Công ty cổ phần công nghiệp SHM để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.